Giáo dục Sinh học

BỘ MÔN GIÁO DỤC SINH HỌC
1. Trưởng bộ môn
GVC. Vũ Thị Thương
Số điện thoại: 0982.118.010
Email: vuthithuong@hpu2.edu.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Bộ môn Giáo dục sinh học, khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, được hình thành từ việc đổi tên bộ môn Công nghệ nông nghiệp và phương pháp dạy học sinh học theo quyết định số 1866/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 17 tháng 9 năm 2024. Bộ môn Giáo dục sinh học có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Tổ Phương pháp dạy học được hình thành ngay từ ngày đầu thành lập khoa với 4 thành viên vừa tốt nghiệp đại học đầy tâm huyết. Những năm đầu do cơ cấu tổ chức, lực lượng còn mỏng, thành viên của tổ hoạt động chuyên môn ghép với tổ Thực vật (1977 - 1984) và tổ Di truyền (1985 - 2004). Từ năm 2004 đến năm 2020, tổ Phương pháp dạy học được tách riêng để thuận lợi trong hoạt động chuyên môn.
Tổ Kỹ thuật nông nghiệp được thành lập tháng 9 năm 1980. Trải qua trên 45 năm trưởng thành và phát triển, bộ môn đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của khoa. Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn từng giai đoạn, tổ Kỹ thuật nông nghiệp đã trải qua sự thay đổi tên. Lần thứ nhất, tổ Kỹ thuật nông nghiệp được đổi tên thành bộ môn Công nghệ nông nghiệp vào năm 2018. Lần thứ 2, bộ môn Công nghệ nông nghiệp được đổi tên thành bộ môn Công nghệ nông nghiệp và phương pháp dạy học sinh học vào năm 2020. Lần thứ 3, bộ môn Công nghệ nông nghiệp và phương pháp dạy học sinh học được đổi tên thành bộ môn Giáo dục sinh học vào tháng 9 năm 2024 như hiện nay. Hiện tại, bộ môn đang tham gia giảng dạy trên 50 môn học trong chương trình đào tạo trình độ đại học thuộc các ngành Sư phạm Sinh học (hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học), Sư phạm Khoa học tự nhiên, Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh học dạy bằng tiếng Anh; bộ môn còn tham gia giảng dạy môn học thuộc ngành Giáo dục mầm non (hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học) và học phần thuộc ngành Giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, viên chức và người lao động trong bộ môn còn tham gia giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo sau đại học thuộc 02 ngành: Sinh học thực nghiệm và Sinh thái học.
Các giảng viên, viên chức, người lao động trong bộ môn luôn có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hằng năm các giảng viên trong bộ môn luôn hoàn thành và vượt định mức giờ lao động theo quy định. Bên cạnh công tác giảng dạy, bộ môn luôn xác định 2 nhiệm vụ quan trọng khác đó là nghiên cứu khoa học và kết nối với các cơ sở giáo dục phổ thông, thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên. Trong gần 10 năm trở lại đây, các giảng viên trong bộ môn đã, đang chủ trì và tham gia 03 đề tài KHCN cấp Bộ, 01 đề tài KHCN cấp Nhà nước, 01 đề tài KHCN cấp Tỉnh, 6 đề tài KHCN ưu tiên cấp Cơ sở và 15 đề tài KHCN cấp Cơ sở, tham gia 01 đề tài hợp tác song phương. Bộ môn đã có hơn 100 bài báo trong đó có 10 bài đăng trên tạp chí quốc tế, 85 bài đăng trên tạp chí và hội thảo trong nước và đã xuất bản trên 10 sách, giáo trình, tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, bộ môn cũng không ngừng nỗ lực tăng cường kết nối với các cơ sở đào tạo, tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên môn về chương trình giáo dục 2018, hướng dẫn khai thác sách giáo khoa, phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực người học, tham gia cố vấn trong các dự án của cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh phổ thông thuộc các trường THCS, THPT ở Ninh Bình, Vĩnh Phúc,.... Hàng năm, các giảng viên trong bộ môn đã hướng dẫn từ 05 đến 15 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Các khóa luận của sinh viên đi theo hướng đổi mới giáo dục, tiếp cận thực tiễn sản xuất, có ứng dụng và đề xuất được các giải pháp thực hiện nên đã được đánh giá cao.
3. Tổ trưởng và trưởng bộ môn qua các thời kỳ
NGƯT. GVC. Mai Thọ Trung, Tổ trưởng tổ Kỹ thuật nông nghiệp 1982 - 1987
ThS. GVC. Nguyễn Đình Tuấn, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 1982 - 1987
Cô giáo Phan Thị Nguyệt Minh, Tổ trưởng tổ Kỹ thuật nông nghiệp 1987 - 1991
ThS. GVC. Trương Đức Bình, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 1987 - 1992
Thầy giáo Trần Đức Hòa, Tổ trưởng tổ Kỹ thuật nông nghiệp 1993 - 1997
ThS. GVC. Nguyễn Đình Tuấn, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 1992 - 1997
ThS. GVC. Lưu Thị Uyên, Tổ trưởng tổ Kỹ thuật nông nghiệp 1997 - 2012
ThS. GVC. Trương Đức Bình, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 1997 - 2006
GVC. Dương Tiến Viện, Tổ trưởng tổ Kỹ thuật nông nghiệp 2012 - 2018
ThS. GVC. Hoàng Thị Kim Huyền, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 2006 - 2011
ThS. GVC. Trương Đức Bình, Tổ trưởng tổ Phương pháp dạy học 2011 - 2018
GVC. An Biên Thùy, Trưởng bộ môn Phương pháp dạy học 2018 - 2020
GVC. Vũ Thị Thương, Trưởng bộ môn Công nghệ nông nghiệp và phương pháp dạy học sinh học từ 2018 đến 2024.
GVC. Vũ Thị Thương, Trưởng bộ môn Giáo dục sinh học từ 2024 đến nay.
4. Các thành viên của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác
NGƯT. GVC. Mai Thọ Trung (nguyên Phó Trưởng khoa, nguyên Tổ trưởng, đã nghỉ hưu)
Thầy giáo  Trần Đức Hòa (nguyên Tổ trưởng, đã nghỉ hưu)
ThS. GVC. Lưu Thị Uyên (nguyên Phó Trưởng khoa, nguyên Tổ trưởng, đã nghỉ hưu)
ThS. GVC. Trương Đức Bình (nguyên Tổ trưởng, đã nghỉ hưu)
ThS. GVC. Vũ Thị Tâm (nguyên giảng viên, đã nghỉ hưu)
ThS. GVC. Trần Thị Hường (nguyên Chủ tịch công đoàn khoa, đã nghỉ hưu)
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền (nhân viên phòng thí nghiệm, đã nghỉ hưu)
ThS. GVC. Hoàng Thị Kim Huyền (nguyên Phó Trưởng khoa, chuyển công tác)
GVC. Nguyễn Thị Việt Nga (hiện công tác tại Viện NCSP, Trường ĐHSP Hà Nội 2)
GVC. An Biên Thùy (hiện công tác tại khoa GDMN, Trường ĐHSP Hà Nội 2)
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương (hiện công tác tại khoa GDTH, Trường ĐHSP Hà Nội 2).
5. Các viên chức và người lao động đương nhiệm của Bộ môn

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

TS. GVC. Vũ Thị Thương

Trưởng bộ môn

2

TS. GVC. Đỗ Thị Tố Như

 

3

TS. GVC. Dương Tiến Viện

 

4

TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt

 

5

ThS. GVC. Bùi Ngân Tâm

 

6

CN. CV. Trần Thu Hằng

 

7

ThS. CV. Trương Thị Tuyên

 

       Ngoài ra, bộ môn còn là nơi sinh hoạt chuyên môn của một số viên chức đang làm công tác kiêm nhiệm tại các khoa, phòng, ban khác trong trường.
6. Chức năng nhiệm vụ trong giảng dạy và NCKH
6.1. Cơ sở vật chất
Bộ môn được trang bị 2 phòng thí nghiệm và 1 phòng thực hành chuyên ngành:
- Phòng thí nghiệm Sinh học ứng dụng 1
- Phòng thí nghiệm Sinh học ứng dụng 2
- Phòng thực hành Phương pháp dạy học
Các phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị đảm bảo công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học và học viên sau đại học.
6.2. Về công tác đào tạo
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường và khoa;
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được Trưởng khoa, Hiệu trưởng giao;
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;
     Cụ thể các học phần bộ môn đang phụ trách như sau:
Các môn học theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất, ứng dụng sinh học trong nông lâm thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường,... phục vụ đào tạo các ngành trong và ngoài sư phạm.
Các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm gồm: Lý luận dạy học sinh học, thực hành thiết kế kế hoạch dạy học sinh học, dạy học sinh học 10, 11, 12 ở trường phổ thông; Dạy học môn Khoa học tự nhiên, thực hành sư phạm 1, 2; Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực môn Sinh học, Kiểm tra đánh giá môn Sinh học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực,...
6.3. Về công tác nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;
6.4. Công tác khác
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và nhà trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Trưởng khoa.
- Bộ môn Giáo dục sinh học phụ trách một số nhiệm vụ quan trọng khác như bộ môn là lực lượng nòng cốt tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông theo những định hướng đổi mới quan trọng của giáo dục như ETEP, RGHEP,…; tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho sinh viên hàng năm trong các Hội thi NVSP định kỳ cấp khoa và cấp trường; là lượng lượng chính tham gia các hoạt động hỗ trợ công tác thực tập sư phạm của sinh viên mỗi năm và các công tác khác.
7. Các hướng nghiên cứu khoa học
Hiện nay, bộ môn đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu khác nhau từ các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học giáo dục. Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn gồm:
- Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất rau mầm, rau thủy canh, nấm hương liệu, nấm dược liệu,...
- Nghiên cứu côn trùng thiên địch sử dụng trong sản xuất hướng tới canh tác bền vững;
- Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học/Khoa học tự nhiên;
- Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Sinh học/ Khoa học tự nhiên; Đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Sinh học/ Khoa học tự nhiên;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Sinh học/ Khoa học tự nhiên;
- Năng lực dạy học trong thời đại công nghệ số.
8. Thành tích đạt được
Sự phấn đấu của bộ môn đã được ghi nhận với những thành tích xuất sắc sau: 01 Bằng khen của Bộ GD&ĐT, nhiều thành viên trong bộ môn đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen và đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận được giấy khen của Hiệu trưởng.
Có được thành tích trong giảng dạy và NCKH như trên, các giảng viên trong bộ môn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước, đoàn kết, giúp đỡ động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ và luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường và khoa cũng như các phòng ban chức năng.
9. Một số hình ảnh của bộ môn
Ảnh 1. Giảng viên của bộ môn tham gia bồi dưỡng và tập huấn giáo viên phổ thông cốt cán

Ảnh 2. Hội thi nghiệp vụ sư phạm của sinh viên

Ảnh 3. Một số hình ảnh nghiệm thu đề tài KHCN cấp Bộ của TS. Vũ Thị Thương

Ảnh 4. Sinh viên thực hành “Rung chuông vàng” môn Sinh học


Ảnh 5: Giảng viên bộ sinh hoạt chuyên môn tại các trường THPT