Giới thiệu Viện Nghiên cứu Sư phạm

A – TỔNG QUAN

Viện Nghiên cứu Sư phạm là đơn vị chức năng trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội 2, được thành lập theo Quyết định số 1473/QĐ- ĐHSPHN2 ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2, trên cơ sở Trung tâm Nghiệp Vụ Sư phạm.

Tên viện: Viện Nghiên cứu Sư phạm, viết tắt: VNCSP

– Tên giao dịch quốc tế: Institute of Pedagogical Research
– Tên viết tắt bằng tiếng Anh: IPRhpu2
– Trụ sở của Viện đặt tại toà nhà Khu B, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 32 – Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Website: vncsp.hpu2.edu.vn
– Email: vienncsp@hpu2.edu.vn
– Điện thoại: 02113.512.688

 Chức năng của Viện Nghiên cứu Sư phạm

1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục;
2. Tổng kết kinh nghiệm và xây dựng các mô hình giáo dục;
3. Tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển chương trình đào tạo sư phạm, chương trình giáo dục phổ thông, chương trình nhà trường phổ thông;
4. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên;
5. Tổ chức hội thảo, tập huấn về khoa học giáo dục.

 Nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Sư phạm

1. Tổ chức, quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Giảng dạy và ứng dụng kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tham gia xây dựng quy chế, tổ chức, quản lý, kiểm tra đánh giá về công tác thực tập sư phạm cho sinh viên;
2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên;
3. Quản lý, giảng dạy và cấp chứng chỉ: các chương trình ngắn hạn cho sinh viên, giáo viên các cấp học, ngành học, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục; chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp;
4. Tư vấn các vấn đề về khoa học giáo dục cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và các địa phương;
5. Thông tin khoa học giáo dục, tham gia biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, sách bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu của ngành giáo dục;
6. Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên các cấp học, ngành học;
7. Hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học giáo dục.

 Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Sư phạm

1. Lãnh đạo Viện:
– Viện trưởng: TS. Cao Bá Cường
– Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Việt Nga
– Phó Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Tuyên
2. Các đơn vị thành viên gồm:
– Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm
– Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tâm lý học, giáo dục học
– Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển Chương trình giáo dục, đào tạo
– Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên
3. Các Hội đồng tư vấn gồm:
– Hội đồng Khoa học
– Hội đồng Tư vấn

B – CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN

1. Nghiệp vụ sư phạm
– Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kỹ năng, năng lực nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo sinh viên sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên;
– Xây dựng quy chế thực tập sư phạm cho sinh viên, học viên;
– Làm đầu mối quản lý, xây dựng, tổ chức, huấn luyện hoạt động của các Hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp Trường, cấp Quốc gia của sinh viên, giảng viên;
– Tư vấn các hoạt động Nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, giáo viên, giảng viên và các trường;
– Làm đầu mối xây dựng kế hoạch, quy hoạch và quản lý công tác Nghiệp vụ sư phạm của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
2. Tâm lý học, giáo dục học
– Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn theo nhu cầu xã hội;
– Là đơn vị đầu mối về công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tâm lý học, giáo dục học.
3. Chương trình giáo dục, đào tạo
– Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
– Tổ chức hội nghị, hội thảo, semina chuyên đề nghiên cứu, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng;
– Tham mưu, hợp tác với các địa phương, đơn vị trong xây dựng, phát triển chương trình giáo dục các cấp học, chương trình nhà trường theo yêu cầu đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Làm đầu mối về công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục các cấp học phổ thông, đại học.
4. Bồi dưỡng giáo viên
– Làm đầu mối nghiên cứu và triển khai các vấn đề sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chuyên môn của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;
– Tư vấn khoa học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 về chính sách, chủ trương, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở tất cả các bậc học, ngành học;
– Tham mưu, hợp tác với các địa phương, đơn vị trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;
– Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

C- CÁC VẤN ĐỀ VIỆN NCSP TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2025

1. Nghiên cứu chiến lược phát triển, đào tạo giáo viên ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2025;
2. Nghiên cứu đề xuất, triển khai các giải pháp tăng cường năng lực nghề nghiệp cho giảng viên, giáo viên;
3. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, đề xuất, triển khai nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên các cấp;
4. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo giáo viên trình độ đại học sư phạm;
5. Nghiên cứu các mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới và hướng vận dụng ở Việt Nam;
6. Nghiên cứu tăng cường năng lực quản lý chất lượng quá trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam;
7. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm Việt Nam;
8. Nghiên cứu, triển khai vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục phổ thông;
9.Nghiên cứu vấn đề dạy tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên. Bồi dưỡng cách học cho học sinh, sinh viên;
10. Nghiên cứu, triển khai các chương trình bồi dưỡng giảng viên, giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp;
11. Nghiên cứu, triển khai các vấn đề về thực tập sư phạm, rèn luyện và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm theo định hướng năng lực;
12. Nghiên cứu, triển khai các vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Viện Nghiên cứu Sư phạm