* Tên đơn vị:Khoa Tâm lý – Giáo dục
* Địa chỉ liên hệ: P904, 905 Nhà A1, Trường ĐHSP Hà Nội 2
* Email: khoatlgd@hpu2.edu.vn
* Trang web chính thức:
https://psyped.hpu2.edu.vn/
https://www.hpu2.edu.vn/vi-VN/tam-ly-giao-duc
* Khẩu hiệu/Slogan:
Khai phóng – Hội nhập – Thấu hiểu - Tích cực – Hạnh phúc
* Sứ mạng:
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập có nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng các chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn học sinh, tham vấn tâm lý học đường, giáo dục hoà nhập, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học, Khoa học giáo dục phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Tầm nhìn:
Khoa Tâm lý – Giáo dục được thành lập đến năm 2030 tầm nhìn 2045 là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng trong cả nước về Tâm lý học giáo dục ứng dụng; Tâm lý học trường học; Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; Quản lý giáo dục. Nghiên cứu về chương trình đào tạo và ứng dụng khoa học giáo dục, khoa học xã hội và hành vi đạt trình độ ngang tầm với các cơ sở khác trong khu vực; có môi trường học tập tiên tiến, hiện đại, chất lượng, nghiên cứu và đào tạo chuyên nghiệp cho vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du & Miền núi phía Bắc, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
* Lịch sử hình thành: Khoa Tâm lý - Giáo dục được phát triển từ Bộ môn Tâm lý - Giáo dục gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thành lập năm 1967.
II. Chương trình đào tạo:
Danh sách các ngành/chuyên ngành:
2.1. Cử nhân Tâm lý học giáo dục
* Điểm nổi bật của chương trình:
Kế thừa thành tựu của hơn 50 năm đào tạo và phát triển cùng với sự phát triển của nhà trường về truyền thống, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn cuộc sống và công việc của sinh viên sau tốt nghiệp. Đơn vị được kế thừa mạng lưới các cơ sở thực tập của nhà trường từ các trường phổ thông, các cơ sở đào tạo rộng khắp các tỉnh thành và các trung tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, thích nghi và tự học suốt đời, có khả năng giải quyết những vấn đề thuộc ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương.
* Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận được các vị trí việc làm sau:
(1) Nhân viên/viên chức tư vấn trong các cơ sở giáo dục;
(2) Giáo viên giáo dục hòa nhập, giáo dục phổ thông tại các trung tâm chẩn đoán và can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, trường học cho trẻ khuyết tật, các trung tâm giáo dục đặc biệt, các cơ sở giáo dục;
(3) Giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học;
(4) Nhân viên hỗ trợ xã hội tại các cơ sở giáo dục hoặc các tổ chức xã hội;
(5) Chuyên viên tư vấn tuyển dụng, nhân viên nhân sự; Chuyên viên chăm sóc khách hàng trong các doanh nghiệp, các cơ quan, nhà máy;
(6) Nhân viên làm công tác tuyên truyền trong các tổ chức chính trị xã hội.
Dự kiến trong các năm tiếp theo Khoa Tâm lý – Giáo dục sẽ định hướng mở các ngành đào tạo cử nhân Tâm lý học, Giáo dục học (định hướng Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật), Quản lý giáo dục.
2.2. Thạc sĩ Quản lý giáo dục (định hướng ứng dụng và định hướng nghiên cứu)
* Điểm nổi bật của chương trình:
Đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục theo định hướng ứng dụng và định hướng nghiên cứu giúp người học có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, cónăng lực ứng dụng các tri thức khoa học để xây dựng và triển khai hiệu quả các giải pháp, quy trình quản lí trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn giáo dục và đào tạo.
* Cơ hội nghề nghiệp:
Lãnh đạo, quản lí và chuyên viên ở các tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, viện nghiên cứu giáo dục…; Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có liên quan đến ngành đào tạo.
Dự kiến trong các năm tiếp theo, Khoa Tâm lý – Giáo dục sẽ định hướng mở các ngành đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học, Giáo dục học.
* Tiến sĩ Quản lý giáo dục
* Điểm nổi bật của chương trình:
Đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học giáo dục và quản lí giáo dục, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực quản lí giáo dục.
* Cơ hội nghề nghiệp:
Là chuyên gia thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và quản lí giáo dục, có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, các trường phổ thông, các trường cao đẳng; các cơ sở giáo dục đại học; các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
Là chuyên gia có thể độc lập sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề mới, có ý nghĩa về khoa học giáo dục, quản lí giáo dục. Đồng thời có hợp tác, dẫn dắt chuyên môn, phối hợp tỏ chức nhóm nghiên cứu.
Có đầy đủ kiến thức và năng lực cần thiết để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
III. Đội ngũ giảng viên:
* Giới thiệu đội ngũ:Khoa Tâm lý – Giáo dục hiện có 15 giảng viên và 01 chuyên viên (trong đó: tiến sĩ: 09; thạc sĩ: 07). Giảng viên của Khoa có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, là hội viên Hội tâm lý học xã hội Đông Nam Á (AASP: Asean Association of Social Psychology); giảng viên chủ trì và thành viên chính của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở với nhiều kết quả nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của ngành và xã hội; giảng viên trong khoa luôn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Giảng viên tiêu biểu:
TS. Lê Thanh Hà
TS. Trần Thị Loan
TS. Ngô Thị Trang
TS. Nguyễn Thị Vui
* Lĩnh vực nghiên cứu chính:
(1) Lý luận dạy học, lý luận giáo dục;
(2) Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong môi trường học đường;
(3) Sức khỏe tâm thần trong trường học và những yếu tố nâng cao sức khỏe tâm thần trong trường học;
(4) Giáo dục hòa nhập học sinh ở trường Mầm non, Tiểu học;
(5) Phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên;
(6) Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Tâm lý học tổ chức, doanh nghiệp.
* Thành tựu nghiên cứu:Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu của giảng viên trong khoa:
- Trịnh Thúy Giang (chủ biên) - Nguyễn Văn Hùng - Mai Quốc Khánh - Doãn Ngọc Anh (2019), Năng lực giáo dục kỹ năng sống của giáo viên ở trường mầm non (Sách chuyên khảo), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
- Trần Thị Loan (chủ biên), Doãn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ánh Mai (2020), Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên Đại học Sư phạm (Sách chuyên khảo), NXB Lao động – xã hội.
- Ngô Thị Trang (2020), Phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội (Sách chuyên khảo), NXB Khoa học và kỹ thuật.
- Doãn Ngọc Anh (chủ biên), Trần Thị Loan, Lý Thanh Hiển, Trần Thanh Tùng (2021), Dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Ngô Thị Trang (2021), Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ĐHSP (Sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia.
- Doãn Ngọc Anh - Nguyễn Thị Việt Nga (chủ biên), Đào Thị Việt Anh - Phạm Thị Hương - Lê Cao Khải - Trương Thị Thanh Mai - Nguyễn Thị Hằng Nga (2023), Đánh giá trong giáo dục đại học (Sách tham khảo), Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
- Trần Thị Loan (chủ biên), Nguyễn Thị Kiều Anh, Đoàn Thị Hiền (2023), Sách chuyên khảo: Emotional and socical skills eduation for pereschool children, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
- Phạm Đức Hiếu, Trần Vũ Khánh (2023), Giáo trình Assessment In Preschool Education, NXB Đại học Huế.
- Lý Thanh Hiền (chủ biên), Doãn Ngọc Anh, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thường (2023), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục. (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Lao động.
- Doãn Ngọc Anh (2023), Vai trò của giảng viên trong việc xây dựng văn hoá nhà trường sư phạm, Hội thảo khoa học quốc gia: Văn hoá nhà trường sư phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Trịnh Thúy Giang - Nguyễn Thị Hà Lan - Doãn Ngọc Anh - Trần Thanh Tùng - Triệu Thị Lương - Nguyễn Thị Dung (2023), Đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo đường phát triển năng lực tự chủ và tự học, Hội thảo khoa học Quốc tế: TLH, GDH trong bối cảnh biế đổi xã hội, NXB Dân trí.
- Viet-Nga Thi Nguyen, Hanh-Phuong Thi Tran*, Ngoc-Anh Doan and Viet-Anh Thi Dao (2023). Delphi Method to Explore Factors Affecting the Effectiveness of Pedagogical Competence Training on University Lecturers in Vietnam. International Journal of Learning, Teaching and Educational Research - Vol. 22, No. 12, pp. 42-61, December 2023 https://doi.org/10.26803/ijlter.22.12.3.
- Ngô Thị Trang, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023.
- Nguyễn Thị Vui (2023), Current situation of personal values of pedagogical students in Vietnam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lí học giáo dục trong bối cảnh biến đổi xã hội, tháng 8 năm 2023, NXB Dân Trí.
- Nguyễn Thị Vui (2016), Khó khăn tâm lý của học sinh lớp một người dân tộc thiểu số trong học tập môn Tiếng Việt, (Sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lê Thanh Hà & Đào Thị Diệu Linh (2021), (Sách chuyên khảo) Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyen LX, Dao LTD, Ta AN, Le HT, Nguyen HV, Nguyen LTM, Nguyen PT, Nguyen TT, Ta TC, Nguyen TH, Nguyen TT, Huynh TA, Hoang AQ, Duong LTH, Do LH, Pham NT. Anxiety and associated factors among Vietnamese students during COVID-19 pandemic: A cross-sectional study. Medicine 2023;102:16(e33559). http://dx.doi.org/10.1097/MD.0000000000033559
- Huynh Van Chan; Nguyen Thi Mai Lan; Vu Dung; Le Minh Thuan; Vu Thu Trang; Nguyen Thi Thanh Nga ; Nguyen Nhan Ai; Ngo Thuy Hao; Dao Thi Dieu Linh; Nguyen Xuan Long; Le Thanh Ha; Le Minh Nguyet ; Ngo Xuan Hieu; Dau Minh Long; Vu Ha Le. (2021). Factors predicting individual health behaviors during COVID-19 pandemic. Revista de Investigaciones Universidad del Quindío, 33(1), 58-72. https://doi.org/10.33975/riuq.vol33n1.461
V. Cơ sở vật chất:
* Mô tả:Ngoài những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất cho phòng Thực hành Tâm lý học giáo dục đáp ứng yêu cầu cần thiết cho ngành đào tạo.
VI. Hoạt động của người học:
* Câu lạc bộ, đội, nhóm:Hiện nay khoa có 2 Câu lạc bộ trực thuộc là: CLB Tâm lý học và CLB Nhịp sống giảng đường với mục tiêu tạo sân chơi về chuyên môn, nghiệp vụ cho người học.
* Sự kiện, cuộc thi:Hằng năm, khoa sẽ tổ chức các hoat động theo tháng, hội thi chuyên môn nghiệp vụ giỏi nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn, rèn luyện nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại như: Thế hệ GenZ với nghề dạy học, Nhà tham vấn trường học, Lá thư gửi thầy, Nhà hùng biện tài năng, Tinh thần đồng đội, Đạo đức nghề Tâm lý trong trường học,…
* Môi trường học tập:Môi trường học tập năng động, sáng tạo, cơ hội phát triển kỹ năng chuyên môn và kĩ năng mềm.
VII. Hỗ trợ người học:
* Chính sách học bổng:Khoa có liên kết với các trung tâm giáo dục, doanh nghiệp để tạo cơ hội cho người học được rèn nghề và nhận được các học bổng từ các đơn vị liên kết tạo động lực học tập cho người học như: Trung tâm Giáo dục hòa nhập Phúc Yên, Trung tâm giáo dục ngày mới,...
* Dịch vụ hỗ trợ:Tư vấn học tập, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tham gia trợ giảng, rèn luyện nghề, trải nghiệm nghề tại doanh nghiệp, thực tế tại doanh nghiệp và trường học, các vấn đề về việc làm, ký túc xá…
VIII. Thành tích & Cựu sinh viên:
* Thành tựu nổi bật:Giới thiệu các giải thưởng, chứng nhận, thành tích đạt được của đơn vị.
* Cựu sinh viên thành công:Chia sẻ câu chuyện thành công của cựu sinh viên, tạo động lực cho sinh viên hiện tại.
IX. Thông tin liên hệ:
* Website, mạng xã hội:Cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc:
Website: https://psyped.hpu2.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/TLGDHPU2
Email: khoatlgd@hpu2.edu.vn
Hotline: 0903760789 và 0974968046
* Người liên hệ: Thầy Nguyễn Văn Thường (ĐT: 0974968046)