19-04-2018
Ngày 18 tháng 4 năm 2018, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức nghe báo cáo “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục” do TS. Nguyễn Xuân Thành - Viện trưởng Viện NCKH&ƯD trình bày. Tham dự buổi báo cáo có: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; các thầy cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, BCH Công đoàn; BCH Đoàn Thanh niên, BCH Hội Sinh viên; Lãnh đạo các đơn vị, Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn và đông đảo người quan tâm.
Báo cáo về “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục” của TS. Nguyễn Xuân Thành đã cho người nghe một cái nhìn tổng quát về bốn cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, những đặc điểm cơ bản của bốn cuộc cách mạng đã làm đổi thay mạnh mẽ thế giới hiện đại. Trong đó cuộc cách mạng 4.0 được Báo cáo viên trình bày chi tiết và sáng tỏ với những nét nổi bật như:
Báo cáo về “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục” của TS. Nguyễn Xuân Thành đã cho người nghe một cái nhìn tổng quát về bốn cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, những đặc điểm cơ bản của bốn cuộc cách mạng đã làm đổi thay mạnh mẽ thế giới hiện đại. Trong đó cuộc cách mạng 4.0 được Báo cáo viên trình bày chi tiết và sáng tỏ với những nét nổi bật như:
- Kết nối số, mọi lúc, mọi nơi, kết nối vạn vật
- Trí tuệ máy: Robot tạo ra Robot, tạo ra lực lượng cạnh tranh thay thế con người ở mọi cấp độ
- Thay đổi về nguyên lý sản xuất: Tự động hóa, “ in” ra sản phẩm
- Tốc độ cực cao và tiến triển cực nhanh
- Phạm vi hoạt động bao trùm, toàn diện
Cách mạng 4.0 làm thay đổi căn bản cách con người sống, làm việc và quan hệ với nhau.
Với những đặc điểm trên, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch, hành chính, quốc phòng...Có thách thức nhưng cũng có cơ hội, có tác động tiêu cực nhưng cũng có ảnh hưởng tích cực. Trong lĩnh vực giáo dục, cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi xác định lại vai trò của người thầy. Thách thức to lớn chuyển từ học truyền thống sang đổi mới phương pháp học. Từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Học tập theo lối truy vấn, năng động. Tăng cường tính sáng tạo, óc tò mò. Duy trì mối quan hệ với sinh viên, phụ huynh.
Báo cáo cũng cho biết thế nào là Giáo dục 4.0: Đó là giáo dục mọi lúc, mọi nơi; Tính cá nhân; Sự linh hoạt; Có bạn học và người hướng dẫn; Trả lời câu hỏi tại sao, ở đâu chứ không phải cái gì, như thế nào?; Ứng dụng thực tiễn; Học theo kết cấu, dự án; Học sinh là trung tâm; Đánh giá chứ không thi cử. Giáo dục 4.0 phục vụ cho nền kinh tế sáng tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực, động lực) đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân.
Cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi con người cần có những kỹ năng như: Giải quyết các vấn đề phức tạp; Tư duy phản biện; Tư duy sáng tạo; Quản lý con người; Hợp tác với người khác; Trí tuệ cảm xúc; Phán đoán và ra quyết định; Định hướng dịch vụ; Đàm phán; Linh hoạt trong nhận thức.
Những việc Giáo dục 4.0 cần chuẩn bị để thực hiện cách mạng 4.0: Thực hiện giáo dục STEM (cần thêm khả năng ngoại ngữ và Công nghệ thông tin); Phát triển các năng lực CPS và sáng nghiệp sớm; Chương trình giáo dục; Môi trường và phương tiện giáo dục; Thực hiện giáo dục trải nghiệm; Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên.
Phần cuối chương trình, TS. Nguyễn Xuân Thành đã dành thời gian để trao đổi với người nghe và giải đáp những câu hỏi được các bạn sinh viên gửi đến.
Một số hình ảnh trong buổi báo cáo:
Với những đặc điểm trên, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch, hành chính, quốc phòng...Có thách thức nhưng cũng có cơ hội, có tác động tiêu cực nhưng cũng có ảnh hưởng tích cực. Trong lĩnh vực giáo dục, cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi xác định lại vai trò của người thầy. Thách thức to lớn chuyển từ học truyền thống sang đổi mới phương pháp học. Từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Học tập theo lối truy vấn, năng động. Tăng cường tính sáng tạo, óc tò mò. Duy trì mối quan hệ với sinh viên, phụ huynh.
Báo cáo cũng cho biết thế nào là Giáo dục 4.0: Đó là giáo dục mọi lúc, mọi nơi; Tính cá nhân; Sự linh hoạt; Có bạn học và người hướng dẫn; Trả lời câu hỏi tại sao, ở đâu chứ không phải cái gì, như thế nào?; Ứng dụng thực tiễn; Học theo kết cấu, dự án; Học sinh là trung tâm; Đánh giá chứ không thi cử. Giáo dục 4.0 phục vụ cho nền kinh tế sáng tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực, động lực) đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân.
Cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi con người cần có những kỹ năng như: Giải quyết các vấn đề phức tạp; Tư duy phản biện; Tư duy sáng tạo; Quản lý con người; Hợp tác với người khác; Trí tuệ cảm xúc; Phán đoán và ra quyết định; Định hướng dịch vụ; Đàm phán; Linh hoạt trong nhận thức.
Những việc Giáo dục 4.0 cần chuẩn bị để thực hiện cách mạng 4.0: Thực hiện giáo dục STEM (cần thêm khả năng ngoại ngữ và Công nghệ thông tin); Phát triển các năng lực CPS và sáng nghiệp sớm; Chương trình giáo dục; Môi trường và phương tiện giáo dục; Thực hiện giáo dục trải nghiệm; Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên.
Phần cuối chương trình, TS. Nguyễn Xuân Thành đã dành thời gian để trao đổi với người nghe và giải đáp những câu hỏi được các bạn sinh viên gửi đến.
Một số hình ảnh trong buổi báo cáo:
TS. Nguyễn Xuân Thành trình bày Báo cáo
Các đại biểu tại buổi Báo cáo
Toàn cảnh buổi Báo cáo
Các đại biểu tại buổi Báo cáo
Toàn cảnh buổi Báo cáo
Phòng CTCT-HSSV