05-10-2015
Ngày 3/10 /2015, Hội thảo tập huấn về giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên tiếng Anh các cấp và các trình độ đào tạo do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp với Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Tổ chức Cengage Learning Việt Nam tổ chức.
Tham dự hội thảo có TS.Nguyễn Vinh Hiển -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; TS.Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ GDTH, Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; Ông Michael Cahill đại diện tổ chức National Georgaphic Learning Cengage Learning; Bà Tricia Thorlby - Giám đốc chương trình phát triển giáo viên Tiếng Anh, Hội đồng Anh Malaysia; TS. Nguyễn Văn Tuyến - Bí thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2; lãnh đạo các trường ĐH, CĐ các Sở Giáo dục và đào tạo; các chuyên gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh của các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ được đề án giao nhiệm vụ; phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban thường trực Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 - cho biết: Những năm đầu tiên triển khai, Đề án đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực Ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh phổ thông theo 6 bậc tương đương Khung tham chiếu châu Âu, ưu tiên bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học và THCS.
Từ năm 2014, Ban quản lý Đề án đặt mục tiêu hoàn thiện Khung chương trình và tài liệu bồi dưỡng đội ngũ bám sát Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam, Khung năng lực giáo viên tiếng Anh Việt Nam; Khung năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin của giáo viên tiếng Anh Việt Nam theo định hướng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện chương trình mới và nâng cao chuẩn trên diện rộng.
Về năng lực Ngoại ngữ, trên cơ sở phân nhóm giáo viên theo khu vực cận chuẩn và xa chuẩn. Theo đó, nhóm cận chuẩn được ưu tiên bồi dưỡng nâng cao chuẩn song song với việc ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực Ngoại ngữ để đạt chuẩn. Nhóm xa chuẩn khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng để nâng chuẩn song song với việc ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng dạy đảm bảo dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh.
Về nghiệp vụ sư phạm, các khóa bồi dưỡng tập trung vào đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng trang thiết bị trong dạy học Ngoại ngữ, đổi mới thi kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu hành động, nghiên cứu cải tiến sư phạm trong lớp học.
Trong thời gian tới công tác bồi dưỡng đội ngũ sẽ được xác định không thể tách rời hoạt động đào tạo giáo viên mới ở các trường, các khoa chuyên ngữ, đảm bảo mục tiêu của mọi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phải hướng tới việc phát triển năng lực nhằm nâng cao thái độ, giá trị nghề nghiệp cho giáo viên, giảng viên theo chuẩn giáo viên trong đổi mới. Đồng thời cung cấp cho giáo viên, giảng viên một bức tranh tổng thể về đổi mới dạy học Ngoại ngữ để họ chủ động, tự tin, tích cực triển khai chương trình dạy học mới trong những điều kiện tổ chức dạy học và học cụ thể.
Sau báo cáo đề dẫn và báo cáo tổng quan Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, hội thảo chia thành hai tiểu ban để tiếp tục làm việc. Tiểu ban thứ nhất bàn về thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giảng viên dạy sinh viên chuyên ngữ, sinh viên không chuyên ngữ và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đảm bảo đạt chuẩn đầu ra của người học do TS. Đỗ Tuấn Minh, TS. Trần Xuân Thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, PGS.TS Nguyễn Lân Trung chủ trì. Tiểu ban thứ hai bàn về thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông các cấp do PGS.TS Lê Văn Canh, TS.Vũ Thị Tú Anh, PGS.TS Trần Anh Tuấn chủ trì.
Chiều cùng ngày, tại phiên toàn thể hội thảo với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, TS.Vũ Thị Tú Anh, có 2 tham luận và 2 báo cáo tổng hợp được trình bày.
Chia sẻ với các đại biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Trong những năm qua, ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Ngoại ngữ nói riêng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên Ngoại ngữ các cấp, các bậc học và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhiều trường đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực tiếng Anh.
Thứ trưởng khẳng định: Bộ GD&ĐT không yêu cầu các trường phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giống nhau mà tùy từng điều kiện thực tiễn các trường tự xác định mục tiêu và xây dựng nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp và phát huy được hiệu quả.
Thứ trưởng lưu ý: Nội dung bồi dưỡng cần được đổi mới nhằm phát huy được yếu tố kinh nghiệm giảng dạy sẵn có và kinh nghiệm cuộc sống của các nhà giáo. Mặt khác khuyến khích giáo viên “học không định trước”. Nghĩa là học một cách ngẫu nhiên, học theo sở thích, sở trường và học từ các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, Thứ trưởng đã giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của các đại biểu liên quan đến cơ chế bồi dưỡng giáo viên, xây dựng đơn vị điển hình, đội ngũ giáo viên cốt cán và tuyển sinh đầu vào của các trường đại học....
Sau một ngày làm việc tích cực và hiệu quả hội thảo đã thành công tốt đẹp, đưa ra được nhiều giải pháp hữu ích để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên tiếng Anh các cấp và các trình độ đào tạo, góp phần tạo nên thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Tham dự hội thảo có TS.Nguyễn Vinh Hiển -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; TS.Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ GDTH, Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; Ông Michael Cahill đại diện tổ chức National Georgaphic Learning Cengage Learning; Bà Tricia Thorlby - Giám đốc chương trình phát triển giáo viên Tiếng Anh, Hội đồng Anh Malaysia; TS. Nguyễn Văn Tuyến - Bí thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2; lãnh đạo các trường ĐH, CĐ các Sở Giáo dục và đào tạo; các chuyên gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh của các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ được đề án giao nhiệm vụ; phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban thường trực Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 - cho biết: Những năm đầu tiên triển khai, Đề án đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực Ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh phổ thông theo 6 bậc tương đương Khung tham chiếu châu Âu, ưu tiên bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học và THCS.
Từ năm 2014, Ban quản lý Đề án đặt mục tiêu hoàn thiện Khung chương trình và tài liệu bồi dưỡng đội ngũ bám sát Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam, Khung năng lực giáo viên tiếng Anh Việt Nam; Khung năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin của giáo viên tiếng Anh Việt Nam theo định hướng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện chương trình mới và nâng cao chuẩn trên diện rộng.
Về năng lực Ngoại ngữ, trên cơ sở phân nhóm giáo viên theo khu vực cận chuẩn và xa chuẩn. Theo đó, nhóm cận chuẩn được ưu tiên bồi dưỡng nâng cao chuẩn song song với việc ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực Ngoại ngữ để đạt chuẩn. Nhóm xa chuẩn khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng để nâng chuẩn song song với việc ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng dạy đảm bảo dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh.
Về nghiệp vụ sư phạm, các khóa bồi dưỡng tập trung vào đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng trang thiết bị trong dạy học Ngoại ngữ, đổi mới thi kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu hành động, nghiên cứu cải tiến sư phạm trong lớp học.
Trong thời gian tới công tác bồi dưỡng đội ngũ sẽ được xác định không thể tách rời hoạt động đào tạo giáo viên mới ở các trường, các khoa chuyên ngữ, đảm bảo mục tiêu của mọi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phải hướng tới việc phát triển năng lực nhằm nâng cao thái độ, giá trị nghề nghiệp cho giáo viên, giảng viên theo chuẩn giáo viên trong đổi mới. Đồng thời cung cấp cho giáo viên, giảng viên một bức tranh tổng thể về đổi mới dạy học Ngoại ngữ để họ chủ động, tự tin, tích cực triển khai chương trình dạy học mới trong những điều kiện tổ chức dạy học và học cụ thể.
Sau báo cáo đề dẫn và báo cáo tổng quan Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, hội thảo chia thành hai tiểu ban để tiếp tục làm việc. Tiểu ban thứ nhất bàn về thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giảng viên dạy sinh viên chuyên ngữ, sinh viên không chuyên ngữ và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đảm bảo đạt chuẩn đầu ra của người học do TS. Đỗ Tuấn Minh, TS. Trần Xuân Thảo, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, PGS.TS Nguyễn Lân Trung chủ trì. Tiểu ban thứ hai bàn về thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông các cấp do PGS.TS Lê Văn Canh, TS.Vũ Thị Tú Anh, PGS.TS Trần Anh Tuấn chủ trì.
Chiều cùng ngày, tại phiên toàn thể hội thảo với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, TS.Vũ Thị Tú Anh, có 2 tham luận và 2 báo cáo tổng hợp được trình bày.
Chia sẻ với các đại biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Trong những năm qua, ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Ngoại ngữ nói riêng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên Ngoại ngữ các cấp, các bậc học và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhiều trường đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực tiếng Anh.
Thứ trưởng khẳng định: Bộ GD&ĐT không yêu cầu các trường phải tổ chức bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giống nhau mà tùy từng điều kiện thực tiễn các trường tự xác định mục tiêu và xây dựng nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp và phát huy được hiệu quả.
Thứ trưởng lưu ý: Nội dung bồi dưỡng cần được đổi mới nhằm phát huy được yếu tố kinh nghiệm giảng dạy sẵn có và kinh nghiệm cuộc sống của các nhà giáo. Mặt khác khuyến khích giáo viên “học không định trước”. Nghĩa là học một cách ngẫu nhiên, học theo sở thích, sở trường và học từ các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, Thứ trưởng đã giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của các đại biểu liên quan đến cơ chế bồi dưỡng giáo viên, xây dựng đơn vị điển hình, đội ngũ giáo viên cốt cán và tuyển sinh đầu vào của các trường đại học....
Sau một ngày làm việc tích cực và hiệu quả hội thảo đã thành công tốt đẹp, đưa ra được nhiều giải pháp hữu ích để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên tiếng Anh các cấp và các trình độ đào tạo, góp phần tạo nên thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Các đại biểu tham dự hội thảo
TS.Nguyễn Văn Tuyến-Bí thư Đảng ủy
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 phát biểu tại hội thảo
TS. Vũ Thị Tú Anh trình bày báo cáo đề dẫn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và các chuyên gia điều hành phiên thảo luận
Bà Tricia Thorlby trình bày báo cáo tại hội thảo
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 phát biểu tại hội thảo
TS. Vũ Thị Tú Anh trình bày báo cáo đề dẫn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và các chuyên gia điều hành phiên thảo luận
Bà Tricia Thorlby trình bày báo cáo tại hội thảo
Cao Bá Cường - Phó Trưởng phòng CTCT - HSSV