27-08-2019
Ngày 27/8/2019 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay và trong những năm tới”.
Tham dự Hội thảo về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có GS. TS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch, TS. Vũ Ngọc Hoàng - Phó Chủ tịch; Đại diện các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước; các cơ quan thông tấn, báo chí; Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS. TS. Phùng Gia Thế - Chủ tịch Hội đồng trường; Các thầy cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các đơn vị, Trưởng các Bộ môn.
Tham dự Hội thảo về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có GS. TS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch, TS. Vũ Ngọc Hoàng - Phó Chủ tịch; Đại diện các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước; các cơ quan thông tấn, báo chí; Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS. TS. Phùng Gia Thế - Chủ tịch Hội đồng trường; Các thầy cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các đơn vị, Trưởng các Bộ môn.
GS. TS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và PGS.TS. Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy,
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong Hội thảo
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong Hội thảo
Đây là hội thảo được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam quyết định tổ chức đột xuất, nhằm hưởng ứng và triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02 tháng 8 năm 2019.
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam phân tích việc triển khai Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng về sắp xếp lại, giảm đầu mối cơ quan hành chính sự nghiệp, giảm biên chế, giảm gánh nặng của nhà nước, rất nhiều tỉnh thành đã bắt đầu sắp xếp lại hệ thống giáo dục của địa phương.
GS. TS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo có dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, về phía các trường sư phạm và các trường có ngành đào tạo giáo viên đã có nhiều suy nghĩ. Do đó, Hội thảo là để tìm các giải pháp thực hiện Nghị quyết 19 và tham góp ý kiến về quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm.
"Vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm nói chính xác hơn là quy hoạch việc đào tạo giáo viên cho cả nước. Do đó, sản phẩm hội thảo lần này sẽ có kiến nghị giải pháp trước mắt đồng thời có kiến nghị lâu dài về đào tạo giáo viên" - Giáo sư Trần Hồng Quân nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Hiệp hội, trong thời gian rất ngắn, với tinh thần chuẩn bị và triển khai rất khẩn trương, đến ngày 25/8/2019 Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 20 báo cáo tham luận từ các nhà quản lý, nhà giáo và nhà khoa học từ khắp các miền đất nước.
TS. Đặng Văn Định trình bày báo cáo tại Hội thảo
Điều này chứng tỏ đây là vấn đề được hầu hết các trường đào tạo giáo viên trong cả nước rất quan tâm.
Các vấn đề được đặt ra tại Hội thảo lần này, đó là Luật Giáo dục sửa đổi (2019) có hiệu lực, theo đó cần nâng chuẩn giáo viên các cấp lên trình độ đại học, chỉ có giáo viên mầm non là ở trình độ cao đẳng.
Việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa phổ thông đã khởi động. Thủ trướng Chính phủ chỉ đạo các nhà trường sư phạm phải đào tạo nhà giáo dục thay cho việc đào tạo “thợ dạy” như lâu nay.
Thêm vào đó các trường cao đẳng sư phạm đều là đối tượng giảm đầu mối, giảm nhân sự theo tinh thần Nghị quyết 19 của Ban chấp hành trung ương Đảng. Thực tiễn trên đang làm cho tình hình phức tạp thêm. Các địa phương không tránh khỏi lúng túng, có thể có quyết sách vội vàng, lợi ít mà hại nhiều.
Các chủ tọa chủ trì Hội thảo
Các báo và một số ý kiến thảo luận tại hội thảo đều trực tiếp, hoặc gián tiếp bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí có cả những ý kiến bức xúc, lo lắng đối với công tác đào tạo giáo viên hiện nay.
Trong khi ngành giáo dục chưa hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư pham... để trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, thì nhiều địa phương đã “hăng hái, tích cực” sắp xếp lại các cơ sở đào tạo giáo viên theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Đảng về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Điều này đang gây lo ngại cho nhiều cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề sư phạm…
Báo cáo “Phân tích một số vấn đề về sư phạm” của TS. Đặng Văn Định đã công phu tổng hợp và phân tích số liệu thống kê cho thấy: “Việc tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ở Việt Nam chủ yếu đang được thực hiện ở các trường đại học sư phạm và các trường đại học đa ngành.
Xét về tính bền vững và hiệu quả đầu tư thì tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ở các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực là hiệu quả hơn, với nhiều lợi thế hơn là đào tạo tại các trường chuyên ngành sư phạm”.
Các đại biểu mong muốn duy trì số các trường cao đẳng sư phạm hiện có, cho phép các trường này tổ chức chuỗi trường phổ thông liên cấp theo mô hình tự chủ (như đã có trường đã và đang triển khai thành công).
Trong khi ngành giáo dục chưa hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư pham... để trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, thì nhiều địa phương đã “hăng hái, tích cực” sắp xếp lại các cơ sở đào tạo giáo viên theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Đảng về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Điều này đang gây lo ngại cho nhiều cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề sư phạm…
Báo cáo “Phân tích một số vấn đề về sư phạm” của TS. Đặng Văn Định đã công phu tổng hợp và phân tích số liệu thống kê cho thấy: “Việc tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ở Việt Nam chủ yếu đang được thực hiện ở các trường đại học sư phạm và các trường đại học đa ngành.
Xét về tính bền vững và hiệu quả đầu tư thì tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ở các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực là hiệu quả hơn, với nhiều lợi thế hơn là đào tạo tại các trường chuyên ngành sư phạm”.
Các đại biểu mong muốn duy trì số các trường cao đẳng sư phạm hiện có, cho phép các trường này tổ chức chuỗi trường phổ thông liên cấp theo mô hình tự chủ (như đã có trường đã và đang triển khai thành công).
TS. Lê Viết Khuyến tham luận tại Hội thảo
Cao đẳng sư phạm vừa làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên bậc học mầm non, vừa làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên cho địa phương. Các trường phổ thông liên cấp trực thuộc trường cao đẳng sư phạm vừa là địa chỉ dạy học chất lượng cao, có thêm nguồn thu cho trường, vừa là nơi thực thập cho sinh viên ngành sư phạm.
Hội thảo đề xuất, trước mắt (cho tới năm 2025): Cơ bản giữ nguyên hệ thống các cơ sở sư phạm như hiện nay.
TS. Lê Viết Khuyến trong phần thảo luận đề xuất, cần thiết lập một hệ thống giáo dục đại học mở thông qua triển khai quy trình đào tạo mới là giải pháp tổng thể để duy trì sự ổn định và tạo cơ hội phát triển bền vững cho hệ thống trường đại học, cao đẳng địa phương.
Sau thời gian làm việc với tinh thần tích cực và khẩn trương, Hội thảo khoa học quốc gia về các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên đã thành công tốt đẹp. Những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu trong Hội thảo được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ghi nhận và trình lên Thủ tướng.
Hội thảo đề xuất, trước mắt (cho tới năm 2025): Cơ bản giữ nguyên hệ thống các cơ sở sư phạm như hiện nay.
TS. Lê Viết Khuyến trong phần thảo luận đề xuất, cần thiết lập một hệ thống giáo dục đại học mở thông qua triển khai quy trình đào tạo mới là giải pháp tổng thể để duy trì sự ổn định và tạo cơ hội phát triển bền vững cho hệ thống trường đại học, cao đẳng địa phương.
Sau thời gian làm việc với tinh thần tích cực và khẩn trương, Hội thảo khoa học quốc gia về các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên đã thành công tốt đẹp. Những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu trong Hội thảo được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ghi nhận và trình lên Thủ tướng.
Phòng CTCT-HSSV