06-01-2020
Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-ĐU ngày 14 tháng 3 năm 2019 của Đảng ủy Trường ĐHSP Hà Nội 2, ngày 26 tháng 4 năm 2019, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức Hội nghị học tập chuyên đề năm 2019: "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Báo cáo viên tại Hội nghị là GS.TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có TS. Trịnh Đình Vinh - Phó Hiệu trưởng; PGS. TS. Đào Thị Việt Anh - UV BTV Đảng ủy, Trưởng khoa Hóa học, các đồng chí trong Đảng ủy, Bí thư Chi bộ cùng toàn thể đảng viên trong Đảng bộ.
Hội nghị đã nghe GS.TS. Hoàng Chí Bảo giới thiệu những nội dung cơ bản của chuyên đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện ở việc phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thật sự tôn trọng nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Bên cạnh đó, ý thức tôn trọng nhân dân còn thể hiện ở việc không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của nhân dân.
Hội nghị đã nghe GS.TS. Hoàng Chí Bảo giới thiệu những nội dung cơ bản của chuyên đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện ở việc phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thật sự tôn trọng nhân dân thì phải hiểu dân. Chính tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Bên cạnh đó, ý thức tôn trọng nhân dân còn thể hiện ở việc không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của nhân dân.
GS.TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo tại Hội nghị
Các hoạt động vì con người, do con người, trước hết là vì dân và do dân chính là chăm lo đời sống nhân dân. Theo Bác, muốn có sức dân, lòng dân thì phải chăm lo đời sống của dân. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm “đầu tiên là công việc đối với con người”. Người dặn trong Di chúc “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người.
Ý thức tôn trọng nhân dân ở khía cạnh đạo đức cần phải khai thác ở việc coi trọng, đề cao nhân dân. Tôn trọng nhân dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, “đối với dân ta đừng có làm điều gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, thật sự tôn trọng nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong cách sử dụng con người, không cứng nhắc, giáo điều, không quan tâm đến xuất thân mà đánh giá bằng tài năng và đức độ. Tư tưởng của Người về giáo dục ở mỗi cấp học cũng được thể hiện rõ ràng và rất thiết thực cho đến ngày nay. Theo Người giáo dục ở bậc đại học là đào tạo chuyên gia nên phải dạy học bằng phương pháp nghiên cứu, sinh viên phải tự học là chính.
Những tác phẩm của Hồ Chủ tịch cũng được Báo cáo viên giới thiệu trong Hội nghị và khuyên mọi người học tập, nghiên cứu để vận dụng trong thực tiễn như: “Di chúc” (1969), “Dân vận” (1949), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969).
Đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người.
Ý thức tôn trọng nhân dân ở khía cạnh đạo đức cần phải khai thác ở việc coi trọng, đề cao nhân dân. Tôn trọng nhân dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, “đối với dân ta đừng có làm điều gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, thật sự tôn trọng nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong cách sử dụng con người, không cứng nhắc, giáo điều, không quan tâm đến xuất thân mà đánh giá bằng tài năng và đức độ. Tư tưởng của Người về giáo dục ở mỗi cấp học cũng được thể hiện rõ ràng và rất thiết thực cho đến ngày nay. Theo Người giáo dục ở bậc đại học là đào tạo chuyên gia nên phải dạy học bằng phương pháp nghiên cứu, sinh viên phải tự học là chính.
Những tác phẩm của Hồ Chủ tịch cũng được Báo cáo viên giới thiệu trong Hội nghị và khuyên mọi người học tập, nghiên cứu để vận dụng trong thực tiễn như: “Di chúc” (1969), “Dân vận” (1949), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969).
PGS.TS. Đào Thị Việt Anh - UV BTV Đảng ủy cảm ơn và tặng hoa chúc mừng GS. TS Hoàng Chí Bảo
Bế mạc Hội nghị, TS. Đào Thị Việt Anh - UV BTV Đảng ủy thay mặt Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Hoàng Chí Bảo và yêu cầu toàn thể đảng viên trong Đảng bộ tiếp tục học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để hoàn thành tốt nhiệm vụ người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, với tinh thần sẵn sàng phục vụ nhân dân, chăm lo cho đời sống nhân dân.
Phòng CTCT-HSSV