19-05-2015
Chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), thiết thực kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức “Chương trình về nguồn” từ ngày 15/5 đến ngày 17/5/2015, thăm khu Di tích lịch sử Quốc gia Pắc Bó - Cao Bằng nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ đảng viên và đồng bào đã hy sinh xương máu, đóng góp vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Thành phần tham gia chương trình về nguồn gồm có các đại biểu dự Đại hội Đảng bộ lần thứ XII và khách mời.
Chuyến về nguồn bắt đầu từ 14h ngày 15 tháng 5 năm 2015, tại Hiệu bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 hướng lên vùng nước non Cao Bằng. Sau một chặng đường dài nhiều thử thách, đoàn đại biểu đã có mặt tại nơi khởi nguồn cuộc cách mạng vĩ đại, giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Danh lam thắng cảnh
Sáng ngày 16/5, đoàn đại biểu đến thăm Ngườm Ngao, một trong những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc.
Chiều ngày 16/5/2015, đoàn đại biểu Đảng bộ ĐHSP Hà Nội 2 tiếp tục hành trình đến thăm thác Bản Giốc. Cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20km về phía đông bắc, Thác Bản Giốc biên giới tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc. Với độ rộng khoảng 208m và chiều cao khoảng 60 – 70m, Thác Bản Giốc được xếp vào thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới.
Thác Bản Giốc là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Dưới thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc. Vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh nhất là khi ta đứng dưới chân thác, mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo.
Về nguồn
Pắc Bó là nơi sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn trở về để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trên hành trình đến hang Cốc Pó ngày 17/5/2015, đoàn đến thăm Đền thờ Bác nằm trên ngọn đồi có tên Pò Tếng Chấy. Sau khi dâng hương tưởng nhớ Bác, các đại biểu được chiêm ngưỡng công trình đền thờ Bác khánh thành ngày 19.5.2011, sau hơn 1 năm khởi công. Đền thờ Bác được xây dựng tại vị trí trung tâm vùng đất thiêng Pắc Bó, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sinh khí ngàn năm hội tụ. Nhìn toàn cảnh bên ngoài, ngôi đền giống như ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Với thiết kế và trang trí rất đẹp mắt nhưng trang nghiêm, đền thờ Bác Hồ mang đến cho người viếng thăm cảm giác ấm áp, bình dị.
Đến với Pắc Bó, đoàn được thăm cột mốc 108 - nơi chứng kiến những giây phút thiêng liêng đầu tiên khi Người trở về sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước; nền nhà ông Lý Quốc Súng - nơi Bác đã từng ở khi mới trở về; hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong hang, ngọn lửa yêu nước của Người đã trở thành ngọn lửa thiêng thắp sáng vận nước; núi Các Mác sừng sững như bức thành đồng còn mãi với thời gian, suối Lê nin uốn lượn chảy quanh chân núi, dòng suối dưới chân lán Khuổi Nặm vẫn “rì rào” ngày đêm...
Pắc Bó ngày nay trở thành một địa danh thiêng liêng. Còn đó những kỷ vật đơn sơ, giản dị của Người: chiếc bàn đá, nơi ngồi câu cá, chiếc phản nghỉ trong hang Cốc Bó, vườn cây, bờ suối, lối đi… Và bài thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Tất cả đều như nhắc nhở chúng ta về những trang sử vĩ đại của dân tộc.
Trên đường trở về từ Pắc Bó, đoàn dừng chân nơi tưởng niệm người thiếu niên cách mạng Kim Đồng. Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng. Vào 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó vừa tròn 14 tuổi.
Kim Đồng được Đảng và nhà nước phong tặng anh hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân rặng núi đá cao đồ sộ. Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo Nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt.
Chương trình về nguồn do Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức đã kết thúc nhưng đã kịp để lại trong lòng mỗi thành viên của đoàn nhiều cung bậc cảm xúc khi tìm về quê hương cách mạng, thắp sáng lên trong trái tim của mỗi người ngọn lửa thiêng liêng, ấm áp về mong muốn được tiếp nối truyền thống cách mạng, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.
Một số hình ảnh trong Chương trình Về nguồn:
Chuyến về nguồn bắt đầu từ 14h ngày 15 tháng 5 năm 2015, tại Hiệu bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 hướng lên vùng nước non Cao Bằng. Sau một chặng đường dài nhiều thử thách, đoàn đại biểu đã có mặt tại nơi khởi nguồn cuộc cách mạng vĩ đại, giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Danh lam thắng cảnh
Sáng ngày 16/5, đoàn đại biểu đến thăm Ngườm Ngao, một trong những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc.
Chiều ngày 16/5/2015, đoàn đại biểu Đảng bộ ĐHSP Hà Nội 2 tiếp tục hành trình đến thăm thác Bản Giốc. Cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20km về phía đông bắc, Thác Bản Giốc biên giới tự nhiên của Việt Nam và Trung Quốc. Với độ rộng khoảng 208m và chiều cao khoảng 60 – 70m, Thác Bản Giốc được xếp vào thác nằm trên đường biên giới lớn thứ tư thế giới.
Thác Bản Giốc là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Dưới thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc. Vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh nhất là khi ta đứng dưới chân thác, mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo.
Về nguồn
Pắc Bó là nơi sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn trở về để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trên hành trình đến hang Cốc Pó ngày 17/5/2015, đoàn đến thăm Đền thờ Bác nằm trên ngọn đồi có tên Pò Tếng Chấy. Sau khi dâng hương tưởng nhớ Bác, các đại biểu được chiêm ngưỡng công trình đền thờ Bác khánh thành ngày 19.5.2011, sau hơn 1 năm khởi công. Đền thờ Bác được xây dựng tại vị trí trung tâm vùng đất thiêng Pắc Bó, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sinh khí ngàn năm hội tụ. Nhìn toàn cảnh bên ngoài, ngôi đền giống như ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Với thiết kế và trang trí rất đẹp mắt nhưng trang nghiêm, đền thờ Bác Hồ mang đến cho người viếng thăm cảm giác ấm áp, bình dị.
Đến với Pắc Bó, đoàn được thăm cột mốc 108 - nơi chứng kiến những giây phút thiêng liêng đầu tiên khi Người trở về sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước; nền nhà ông Lý Quốc Súng - nơi Bác đã từng ở khi mới trở về; hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong hang, ngọn lửa yêu nước của Người đã trở thành ngọn lửa thiêng thắp sáng vận nước; núi Các Mác sừng sững như bức thành đồng còn mãi với thời gian, suối Lê nin uốn lượn chảy quanh chân núi, dòng suối dưới chân lán Khuổi Nặm vẫn “rì rào” ngày đêm...
Pắc Bó ngày nay trở thành một địa danh thiêng liêng. Còn đó những kỷ vật đơn sơ, giản dị của Người: chiếc bàn đá, nơi ngồi câu cá, chiếc phản nghỉ trong hang Cốc Bó, vườn cây, bờ suối, lối đi… Và bài thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Tất cả đều như nhắc nhở chúng ta về những trang sử vĩ đại của dân tộc.
Trên đường trở về từ Pắc Bó, đoàn dừng chân nơi tưởng niệm người thiếu niên cách mạng Kim Đồng. Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng. Vào 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó vừa tròn 14 tuổi.
Kim Đồng được Đảng và nhà nước phong tặng anh hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân rặng núi đá cao đồ sộ. Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo Nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt.
Chương trình về nguồn do Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức đã kết thúc nhưng đã kịp để lại trong lòng mỗi thành viên của đoàn nhiều cung bậc cảm xúc khi tìm về quê hương cách mạng, thắp sáng lên trong trái tim của mỗi người ngọn lửa thiêng liêng, ấm áp về mong muốn được tiếp nối truyền thống cách mạng, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.
Một số hình ảnh trong Chương trình Về nguồn:
Cao Bá Cường - Phó Trưởng phòng CTCT - HSSV