Chuyên gia Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan trao đổi chuyên đề với giảng viên và người học

Thực hiện chuỗi hoạt động trong chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 từ ngày 24 đến 25/10/2024, các chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan đã dành thời gian trao đổi chuyên đề với giảng viên và người học tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.


Các đại biểu tham dự chương trình

Tham dự chương trình, về phía Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan có: Ông Robert Lauks - Trưởng khoa Tâm lý học; Bà Yuliia Mulyk - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế;

Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có: Lãnh đạo, giảng viên và người học các khoa: Tiếng Anh, Tâm lý - Giáo dục và đông đảo người quan tâm.


Chuyên gia Robert Lauks - Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan chia sẻ tại Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ở chuyên đề thứ nhất với nội dung “Hỗ trợ tâm lý cho người học trong trường Đại học”, chuyên gia Robert Lauks - Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan giới thiệu đến các giảng viên của Trường ĐHSP Hà Nội 2 mô hình dự án Hỗ trợ tâm lý cho người học trong trường đại học đã được thực hiện thành công tại Ba Lan. Chuyên gia tư vấn cho biết, tại Ba Lan luôn đề cao việc tư vấn tâm lý cho sinh viên, dịch vụ tư vấn kịp thời, được cá nhân hóa và được bảo mật hoàn toàn bởi các chuyên gia tư vấn.

Sau khi có đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu, công tác tư vấn được thực hiện chuyển từ hình thức trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Hình thức này xóa nhòa sự xa cách về địa lý, đảm bảo sự bảo mật và đạt nhiều kết quả khả quan hơn hình thức tư vấn trực tiếp.

Hoạt động tư vấn tâm lý tại trường đại học ở Ba Lan còn được thực hiện trực tiếp theo nhóm qua các buổi chia sẻ, khóa đào tạo giúp người học vượt qua những khó khăn, áp lực, phát triển những suy nghĩ tích cực và biết cách quản lý cảm xúc.


Chuyên gia
Yuliia Mulyk - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan chia sẻ tại Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong chuyên đề thứ hai với nội dung “Tiếp cận quỹ tài nguyên Châu Âu (Erasmus+)”, chuyên gia Yuliia Mulyk - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Đại học Kinh tế Bydgoszcz giới thiệu về Đại học Kinh tế Bydgoszcz, các ngành học ở cả ba bậc học đại học và sau đại học với đội ngũ giảng viên, chuyên gia đến từ 23 quốc gia khác nhau trực tiếp giảng dạy. Phương pháp học tập, giảng dạy ở đây là lý thuyết đi đôi thực hành, đặc biệt nhấn mạnh vào kiến ​​thức chuyên ngành để chuẩn bị cho sinh viên làm việc. Người học sau khi có bằng đại học hoặc sau đại học đồng thời có kỹ năng thực tế và cơ hội kết nối toàn cầu, mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Chuyên gia Yuliia Mulyk cũng giới thiệu đến người nghe những cơ hội tìm kiếm học bổng học tập tại Đại học Kinh tế Bydgoszcz, Ba Lan hoặc tại các nước châu Âu. Với hy vọng sinh viên Trường Trường ĐHSP Hà Nội 2 có nguyện vọng du học sẽ tìm được chuyên ngành và học bổng phù hợp để học tập tại đất nước Ba Lan xinh đẹp.


Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 tham dự các chương trình trao đổi chuyên đề

Tiếp đó, trong buổi làm việc tiếp theo, chuyên gia Robert Lauks - Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Kinh tế Bydgoszcz báo cáo về “Các mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”. Báo cáo gồm các vấn đề:

1. Chương trình ươm tạo và tăng tốc: Hiểu cách các trường đại học cung cấp nguồn lực, cố vấn và tài trợ để giúp sinh viên khởi nghiệp.
2. Trung tâm khởi nghiệp: Khám phá cách các trung tâm tận tâm trong các trường đại học cung cấp cơ hội giáo dục, đào tạo và kết nối cho các doanh nhân là sinh viên.
3. Tích hợp chương trình giảng dạy: Phân tích việc đưa vào các khóa học liên quan đến khởi nghiệp và hội thảo trong các chương trình học tập, nhấn mạnh kiến ​​thức thực tế và lý thuyết.
4. Hợp tác và Đối tác: Kiểm tra cách các trường đại học hợp tác với các tổ chức bên ngoài các tổ chức, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành để tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp.
5. Tiếp cận nguồn tài trợ và tài nguyên của Châu Âu: Thảo luận về hỗ trợ tài chính các cơ chế, chẳng hạn như tài trợ, cuộc thi và tài trợ hạt giống, do các trường đại học cung cấp để khuyến khích các dự án sáng tạo của sinh viên.
6. Mạng lưới cựu sinh viên và cố vấn: Đề cao vai trò của cựu sinh viên và mạng lưới nghề nghiệp trong cung cấp hướng dẫn, cố vấn và cơ hội đầu tư cho các doanh nhân sinh viên.
7. Trung tâm đổi mới và không gian làm việc chung: Xem xét cách các trường đại học cung cấp không gian vật chất và hỗ trợ kỹ thuật cho sự hợp tác và sáng tạo.



Các đại biểu trao đổi tại chương trình

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại chương trình

Cuối chương trình, các chuyên gia đã dành thời gian trao đổi, trả lời các câu hỏi của giảng viên và người học Trường ĐHSP Hà Nội 2 quan tâm đến các chương trình học tập tại Ba Lan, cách để có thể nhận học bổng từ Đại học Kinh tế Bydgoszcz và chính phủ Ba Lan.

Trung tâm Truyền thông và SXHL