21-06-2016
Ngày 18 tháng 6 năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội nghị Khoa học trẻ lần thứ IX năm 2016. Tới dự có: TS. Vũ Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Môi trường, Bộ GD&ĐT; TS. Nguyễn Văn Tuyến - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; cùng Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Trưởng các đơn vị, BCH Đoàn trường, BCH Hội sinh viên và các Báo cáo viên.
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Văn Tuyến - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo. Hội nghị khoa học trẻ là một hoạt động khoa học có ý nghĩa để các cán bộ trẻ phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trên diễn đàn trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Vũ Thanh Bình đưa ra ý kiến chỉ đạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nên mạnh dạn có những cơ chế, chính sách khuyến khích lực lượng giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học; Các giảng viên trẻ nên thành lập các nhóm nghiên cứu, tạo nên những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục; Nhà trường nên có những giải pháp tích cực để tăng số lượng và nâng cao chất lượng các đề tài khoa học cấp cơ sở; Có những chính sách phù hợp để giảng viên có nhiều nghiên cứu được công bố quốc tế; Sau hội nghị, nhà trường nên lựa chọn những công trình nghiên cứu xuất sắc của hội nghị để tham dự giải Tài năng khoa học trẻ năm 2017 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Trong Báo cáo đề dẫn,ThS. Phạm Văn Giềng – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó BTC hội nghị cho biết: Hội nghị Khoa học trẻ lần thứ IX Trường ĐHSP Hà Nội 2 là nơi các tri thức trẻ công bố các kết quả nghiên cứu mới, thảo luận về những xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Sau quá trình phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn đăng 78 báo cáo trên kỷ yếu của Hội nghị. Các báo cáo rất đa dạng, phong phú từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là những sản phẩm khoa học có chất lượng, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trẻ.
Sau phiên khai mạc và báo cáo toàn thể, hội nghị chia làm ba tiểu ban để tiếp tục làm việc: Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội - nhân văn và Ban Khoa học giáo dục.
Một số hình ảnh trong Hội nghị:
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Văn Tuyến - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo. Hội nghị khoa học trẻ là một hoạt động khoa học có ý nghĩa để các cán bộ trẻ phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trên diễn đàn trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Vũ Thanh Bình đưa ra ý kiến chỉ đạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nên mạnh dạn có những cơ chế, chính sách khuyến khích lực lượng giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học; Các giảng viên trẻ nên thành lập các nhóm nghiên cứu, tạo nên những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục; Nhà trường nên có những giải pháp tích cực để tăng số lượng và nâng cao chất lượng các đề tài khoa học cấp cơ sở; Có những chính sách phù hợp để giảng viên có nhiều nghiên cứu được công bố quốc tế; Sau hội nghị, nhà trường nên lựa chọn những công trình nghiên cứu xuất sắc của hội nghị để tham dự giải Tài năng khoa học trẻ năm 2017 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Trong Báo cáo đề dẫn,ThS. Phạm Văn Giềng – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó BTC hội nghị cho biết: Hội nghị Khoa học trẻ lần thứ IX Trường ĐHSP Hà Nội 2 là nơi các tri thức trẻ công bố các kết quả nghiên cứu mới, thảo luận về những xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Sau quá trình phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn đăng 78 báo cáo trên kỷ yếu của Hội nghị. Các báo cáo rất đa dạng, phong phú từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là những sản phẩm khoa học có chất lượng, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trẻ.
Sau phiên khai mạc và báo cáo toàn thể, hội nghị chia làm ba tiểu ban để tiếp tục làm việc: Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội - nhân văn và Ban Khoa học giáo dục.
Một số hình ảnh trong Hội nghị:
Trần Hoàng Khoa - P.CTCT-HSSV