21-03-2018
1. Đạo văn (plagiarism) - Vấn nạn trong nghiên cứu khoa học
Đạo văn là gì?
“Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (nghĩa là không ghi rõ nguồn gốc). Đặc biệt là trình bày những ý tưởng, từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công nghệ như là ý tưởng, từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc” (Trần Văn Tuấn, 2007).
Tại sao đạo văn trở thành vấn nạn?
Trong những năm gần đây, trên thế giới và cả ở Việt Nam, đạo văn đã trở thành vấn nạn bởi nó đã để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho giới học thuật.
Đạo văn đã là nguyên nhân của nhiều vụ kiện cáo trong giới nghiên cứu. Nó thể hiện ở sự thiếu trung thực trong nghiên cứu, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính người vi phạm và cả đối với giới nghiên cứu.
2. Turnitin – Công cụ hữu hiệu chống đạo văn đối với các sản phẩm học thuật
Chính vì đạo văn đã trở thành vấn nạn nên trong chính sách phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của nhiều quốc gia, chống đạo văn cũng trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu và đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có một văn bản cụ thể quy định về xử lý đạo văn đối với các sản phẩm học thuật trong toàn quốc mà chỉ được để cập đến trong các văn bản liên quan như: luật sở hữu trí tuệ, luật xuất bản, luật báo chí… Tuy nhiên, do nhận thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề trên, nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước đã xây dựng các văn bản riêng áp dụng cho nội bộ đơn vị đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm soát tình trạng đạo văn. Một số trường đã tự xây dựng các phần mềm chống đạo văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ,…); một số trường lựa chọn các công cụ từ các nhà cung cấp nước ngoài, trong đó phần mềm TURNITIN được nhiều trường lựa chọn.
TURNITIN là gì?
TURNITIN là một phần mềm chống đạo văn dựa vào Internet được phát triển từ năm 1997. Turnitin cho phép kiểm tra tự động tình trạng đạo văn của các sản phẩm học thuật của một tổ chức. Đối với các trường học, Turnitin cho phép tạo các lớp ảo để giáo viên có thể kiểm tra sự trùng lặp đối với các bài tập của học sinh.
TURNITIN hoạt động như thế nào?
Sau khi người sử dụng tải bài của mình lên trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động so sánh bài đó với kho dữ liệu đối chiếu của mình và kho dữ liệu đối chiếu nội bộ của tổ chức. Sau đó Turnitin trả lại kết quả của quá trình so sánh trùng lặp. Căn cứ vào kết quả trên giáo viên sẽ điều chỉnh tỷ lệ trùng lặp, loại trừ những phần được cho là không phải đạo văn (những phần trích dẫn, kiến thức phổ thông, tài liệu tham khảo,…). Kết quả cuối cùng sẽ được gửi đến cho học sinh, cùng với những hướng dẫn chỉnh sửa bài của giáo viên. Chu trình trên được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn.
Turnitin mang lại khả năng đối sánh vô cùng lớn bởi kho dữ liệu đối chiếu của mình với hơn 62 tỷ trang web, 734 triệu bài viết của sinh viên, hơn 162 triệu tạp chí, sách học thuật, kỷ yếu hội nghị điện tử. Bên cạnh đó là kho dữ liệu đối chiếu nội sinh của hơn 16.000 tổ chức, viện nghiên cứu, nhà xuất bản và các trường đại học trên thế giới.
TURNITIN mang lại lợi ích gì?
- Giúp các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học có thể kiểm soát được tình trạng đạo văn đối với tất cả các sản phẩm học thuật được sản sinh ra từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình.
- Giúp các nhà khoa học có thể tự tin khi công bố các sản phẩm học thuật của mình trên các tạp chí khoa học.
- Tránh được các vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề đạo văn.
3. Triển khai phần mềm Turnitin tại trường ĐHSP Hà Nội 2
Hiện nay, Turnitin được sử dụng bởi hơn 16.000 các tổ chức liên quan tới giáo dục, nghiên cứu và xuất bản, với hơn 140 nước. Ở Việt Nam, Turnitin được triển khai bước đầu tại gần 20 trường đại học và cao đẳng như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thương mại,…
Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tháng 8 năm 2017, Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty Nam Hoàng về việc cung cấp phần mềm chống đạo văn Turnitin. Theo kế hoạch Nhà trường sẽ tiến hành áp dụng phần mềm Turnitin để kiểm tra đạo văn với các sản phẩm học thuật trong trường. Trong năm học 2017 – 2018 sẽ sử dụng phần mềm Turnitin để kiểm tra đạo văn đối với luận văn các lớp Cao học K20 và khóa luận tốt nghiệp các lớp sinh viên K40.
Theo văn bản Quy định kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học thuật do Nhà trường ban hành thì các sản phẩm học thuật sau khi được kiểm tra đạo văn qua Turnitin phải đảm bảo mức độ trùng lặp không được vượt quá 20%.
4. Một số khuyến cáo đối với người học
Để đảm bảo các sản phẩm học thuật không vi phạm các điều khoản trong bản quy định trên, các đối tượng sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh trong trường cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần nêu cao tinh thần nghiêm túc và trung thực trong quá trình thực hiện các bài nghiên cứu của mình, tránh tình trạng sao chép quá nhiều tri thức từ các sản phẩm đã được công bố trước đó.
- Đối với các phần sao chép nguyên văn tri thức từ các công trình đã công bố, cần ghi trích dẫn cụ thể về nguồn trích.
- Đối với việc trích dẫn, cần tuần thủ tuyệt đối các quy tắc của các kiểu trích dẫn (citation Style). Nên sử dụng các kiểu trích dẫn mang tính chất quốc tế hóa như: kiểu APA, kiểu MLA, kiểu Chicago, kiểu Harvard, kiểu Vancouver. Trong quá trình loại trừ tỷ lệ trích dẫn, Turnitin chỉ phát hiện và loại trừ các phần trích dẫn được trình bầy theo các kiểu trên. Đối với các kiểu trích dẫn nội bộ, đôi khi hệ thống không phát hiện mà giáo viên hướng dẫn sẽ phải loại trừ bằng phương pháp thủ công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần, Văn Tuấn. (2007). Đạo văn trong nghiên cứu. Tia sáng, 13, pp. 29-31.
2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. (2017). Quy định kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học thuật (dự thảo).
3. Trần Cao Đệ, Lê Văn Lâm, Bùi Võ Quốc Bảo. (2014). Phát triển hệ thống phát hiện đạo văn cho trường Đại học Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 35,
pp. 31-39.
Đạo văn là gì?
“Đạo văn được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (nghĩa là không ghi rõ nguồn gốc). Đặc biệt là trình bày những ý tưởng, từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công nghệ như là ý tưởng, từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc” (Trần Văn Tuấn, 2007).
Tại sao đạo văn trở thành vấn nạn?
Trong những năm gần đây, trên thế giới và cả ở Việt Nam, đạo văn đã trở thành vấn nạn bởi nó đã để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho giới học thuật.
Đạo văn đã là nguyên nhân của nhiều vụ kiện cáo trong giới nghiên cứu. Nó thể hiện ở sự thiếu trung thực trong nghiên cứu, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính người vi phạm và cả đối với giới nghiên cứu.
2. Turnitin – Công cụ hữu hiệu chống đạo văn đối với các sản phẩm học thuật
Chính vì đạo văn đã trở thành vấn nạn nên trong chính sách phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của nhiều quốc gia, chống đạo văn cũng trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu và đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có một văn bản cụ thể quy định về xử lý đạo văn đối với các sản phẩm học thuật trong toàn quốc mà chỉ được để cập đến trong các văn bản liên quan như: luật sở hữu trí tuệ, luật xuất bản, luật báo chí… Tuy nhiên, do nhận thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề trên, nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước đã xây dựng các văn bản riêng áp dụng cho nội bộ đơn vị đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm soát tình trạng đạo văn. Một số trường đã tự xây dựng các phần mềm chống đạo văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ,…); một số trường lựa chọn các công cụ từ các nhà cung cấp nước ngoài, trong đó phần mềm TURNITIN được nhiều trường lựa chọn.
TURNITIN là gì?
TURNITIN là một phần mềm chống đạo văn dựa vào Internet được phát triển từ năm 1997. Turnitin cho phép kiểm tra tự động tình trạng đạo văn của các sản phẩm học thuật của một tổ chức. Đối với các trường học, Turnitin cho phép tạo các lớp ảo để giáo viên có thể kiểm tra sự trùng lặp đối với các bài tập của học sinh.
TURNITIN hoạt động như thế nào?
Sau khi người sử dụng tải bài của mình lên trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động so sánh bài đó với kho dữ liệu đối chiếu của mình và kho dữ liệu đối chiếu nội bộ của tổ chức. Sau đó Turnitin trả lại kết quả của quá trình so sánh trùng lặp. Căn cứ vào kết quả trên giáo viên sẽ điều chỉnh tỷ lệ trùng lặp, loại trừ những phần được cho là không phải đạo văn (những phần trích dẫn, kiến thức phổ thông, tài liệu tham khảo,…). Kết quả cuối cùng sẽ được gửi đến cho học sinh, cùng với những hướng dẫn chỉnh sửa bài của giáo viên. Chu trình trên được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn.
Turnitin mang lại khả năng đối sánh vô cùng lớn bởi kho dữ liệu đối chiếu của mình với hơn 62 tỷ trang web, 734 triệu bài viết của sinh viên, hơn 162 triệu tạp chí, sách học thuật, kỷ yếu hội nghị điện tử. Bên cạnh đó là kho dữ liệu đối chiếu nội sinh của hơn 16.000 tổ chức, viện nghiên cứu, nhà xuất bản và các trường đại học trên thế giới.
TURNITIN mang lại lợi ích gì?
- Giúp các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học có thể kiểm soát được tình trạng đạo văn đối với tất cả các sản phẩm học thuật được sản sinh ra từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình.
- Giúp các nhà khoa học có thể tự tin khi công bố các sản phẩm học thuật của mình trên các tạp chí khoa học.
- Tránh được các vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề đạo văn.
3. Triển khai phần mềm Turnitin tại trường ĐHSP Hà Nội 2
Hiện nay, Turnitin được sử dụng bởi hơn 16.000 các tổ chức liên quan tới giáo dục, nghiên cứu và xuất bản, với hơn 140 nước. Ở Việt Nam, Turnitin được triển khai bước đầu tại gần 20 trường đại học và cao đẳng như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thương mại,…
Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tháng 8 năm 2017, Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty Nam Hoàng về việc cung cấp phần mềm chống đạo văn Turnitin. Theo kế hoạch Nhà trường sẽ tiến hành áp dụng phần mềm Turnitin để kiểm tra đạo văn với các sản phẩm học thuật trong trường. Trong năm học 2017 – 2018 sẽ sử dụng phần mềm Turnitin để kiểm tra đạo văn đối với luận văn các lớp Cao học K20 và khóa luận tốt nghiệp các lớp sinh viên K40.
Theo văn bản Quy định kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học thuật do Nhà trường ban hành thì các sản phẩm học thuật sau khi được kiểm tra đạo văn qua Turnitin phải đảm bảo mức độ trùng lặp không được vượt quá 20%.
4. Một số khuyến cáo đối với người học
Để đảm bảo các sản phẩm học thuật không vi phạm các điều khoản trong bản quy định trên, các đối tượng sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh trong trường cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần nêu cao tinh thần nghiêm túc và trung thực trong quá trình thực hiện các bài nghiên cứu của mình, tránh tình trạng sao chép quá nhiều tri thức từ các sản phẩm đã được công bố trước đó.
- Đối với các phần sao chép nguyên văn tri thức từ các công trình đã công bố, cần ghi trích dẫn cụ thể về nguồn trích.
- Đối với việc trích dẫn, cần tuần thủ tuyệt đối các quy tắc của các kiểu trích dẫn (citation Style). Nên sử dụng các kiểu trích dẫn mang tính chất quốc tế hóa như: kiểu APA, kiểu MLA, kiểu Chicago, kiểu Harvard, kiểu Vancouver. Trong quá trình loại trừ tỷ lệ trích dẫn, Turnitin chỉ phát hiện và loại trừ các phần trích dẫn được trình bầy theo các kiểu trên. Đối với các kiểu trích dẫn nội bộ, đôi khi hệ thống không phát hiện mà giáo viên hướng dẫn sẽ phải loại trừ bằng phương pháp thủ công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần, Văn Tuấn. (2007). Đạo văn trong nghiên cứu. Tia sáng, 13, pp. 29-31.
2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. (2017). Quy định kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học thuật (dự thảo).
3. Trần Cao Đệ, Lê Văn Lâm, Bùi Võ Quốc Bảo. (2014). Phát triển hệ thống phát hiện đạo văn cho trường Đại học Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 35,
pp. 31-39.
Trần Xuân Bản – Thư viện