05-04-2019
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp triển khai đang nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên, nhà quản lý và các trường đào tạo cử nhân sư phạm. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đặt ra yêu cầu tất yếu là phải thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên phổ thông hiện nay để bắt nhịp với sự phát triển của xã hội và với xu thế của thời đại. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, các trường sư phạm cần có những điều chỉnh và thay đổi nhất định về nội dung, cách thức đào tạo góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên phổ thông – những người trực tiếp giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới. Bàn về vấn đề này, trong thời gian gần đây đã có nhiều ý kiến khác nhau.Trong đó, có nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, việc đào tạo của các trường sư phạm phải gắn chặt hơn nữa với các trường phổ thông.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp, liên kết giữa trường THPT – cơ sở sử dụng giáo viên với các trường sư phạm - cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, sáng ngày 02/04/2019khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã long trọng tổ chức buổi Tọa đàm: Tăng cường liên kết với trường THPT - một số vấn đề đặt ra với các trường sư phạm.
Tham dự buổi tọa đàm, bên cạnh toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Giáo dục Chính trị còn có đại diện Ban Giám hiệu các trường THPT, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT Xuân Hòa (Vĩnh Phúc), THPT Kim Anh (Hà Nội), THPT Hàm Long (Bắc Ninh) và một số cựu sinh viên khoa Giáo dục Chính trị đang công tác trong nhiều lĩnh vực.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS.Trần Thị Hồng Loan – Trưởng Khoa Giáo dục Chính trị bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi, góp ý từ phía Ban Giám hiệu và các giáo viên đang trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT về những yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụsư phạm đối với sinh viên sư phạm ngành Giáo dục công dân nhằm giúp Khoa có cơ sở thực tiễn chỉnh sửa nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong Khoa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trao đổi trong buổi tọa đàm, thầy giáo Nguyễn Bá Khương - Hiệu trưởng trường THPT Hàm Long khẳng định vị trí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong 8 trường sư phạm trọng điểm của cả nước, là trường đã đào tạo ra nhiều giáo viên giảng dạy tốt và hoạt động Đoàn tốt ở các trường phổ thông.Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, môn GDCD ngày càng giữ vị trí quan trọng nhất là trong bối cảnh đạo đức của học sinh phổ thônghiện nay đang có nhiều vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết.
Thầy giáo Phan Hồng Quân – Phó Hiệu trưởng trường THPT Xuân Hoà đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở về quá trình đào tạo để sinh viên sau khi ra trường sẽ thích ứng được với thực tiễn giáo dục và đào tạo hiện nay và có thể tham gia ngay vào công tác giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô giáo Ngô Thị Huyền – Tổ trưởng tổ Sử - Địa – Giáo dục công dân và là giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT Kim Anh đã nêu rõ: có 3 yêu cầu quan trọng đối với một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, đó là: đạo đức nhà giáo; kiến thức chuyên môn; các kỹ năng sư phạm. Đây cũng là góp ý thiết thực để Khoa tiến hành chỉnh sửa nội dung, phương thức đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong Khoa đáp ứng được các yêu cầu đó.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai – chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy đã trao đổi kinh nghiệm sau hơn 30 năm giảng dạy và có nhiều gắn bó với môn GDCD. Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường phổ thông đều khẳng định, hiện nay vị thế môn Giáo dục công dân đã được nhà trường và xã hội coi trọng, sinh viên sư phạm ngành Giáo dục công dân khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, để có thể làm tốt công việc giảng dạy của mình, các em cần phải nỗ lực rèn luyện, học tập nhằm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ.
Các em cựu sinh viên trong Khoa sau khi ra trường, bằng những kiến thức và kĩ năng được đào tạo tại Khoa và Nhà trường đã thành công trên nhiều cương vị. Qua thực tế công tác, các em cũng bày tỏ mong muốn chương trình đào tạo của Khoa nên tăng thêm thời lượng thực hành và giảm bớt các nội dung lý thuyết còn mang nặng tính hàn lâm.
Buổi Tọa đàm đã diễn ra thành công nhờ sự trao đổi, góp ý từ phía các vị khách mời giúp cán bộ, giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị có thêm cơ sở thực tiễn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như cách thức đào tạo nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên sư phạm Giáo dục công dân đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của thời đại.
Một số hình ảnh trong buổi Tọa đàm:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp, liên kết giữa trường THPT – cơ sở sử dụng giáo viên với các trường sư phạm - cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, sáng ngày 02/04/2019khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã long trọng tổ chức buổi Tọa đàm: Tăng cường liên kết với trường THPT - một số vấn đề đặt ra với các trường sư phạm.
Tham dự buổi tọa đàm, bên cạnh toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Giáo dục Chính trị còn có đại diện Ban Giám hiệu các trường THPT, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT Xuân Hòa (Vĩnh Phúc), THPT Kim Anh (Hà Nội), THPT Hàm Long (Bắc Ninh) và một số cựu sinh viên khoa Giáo dục Chính trị đang công tác trong nhiều lĩnh vực.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS.Trần Thị Hồng Loan – Trưởng Khoa Giáo dục Chính trị bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi, góp ý từ phía Ban Giám hiệu và các giáo viên đang trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT về những yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụsư phạm đối với sinh viên sư phạm ngành Giáo dục công dân nhằm giúp Khoa có cơ sở thực tiễn chỉnh sửa nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong Khoa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trao đổi trong buổi tọa đàm, thầy giáo Nguyễn Bá Khương - Hiệu trưởng trường THPT Hàm Long khẳng định vị trí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong 8 trường sư phạm trọng điểm của cả nước, là trường đã đào tạo ra nhiều giáo viên giảng dạy tốt và hoạt động Đoàn tốt ở các trường phổ thông.Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, môn GDCD ngày càng giữ vị trí quan trọng nhất là trong bối cảnh đạo đức của học sinh phổ thônghiện nay đang có nhiều vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết.
Thầy giáo Phan Hồng Quân – Phó Hiệu trưởng trường THPT Xuân Hoà đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở về quá trình đào tạo để sinh viên sau khi ra trường sẽ thích ứng được với thực tiễn giáo dục và đào tạo hiện nay và có thể tham gia ngay vào công tác giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô giáo Ngô Thị Huyền – Tổ trưởng tổ Sử - Địa – Giáo dục công dân và là giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT Kim Anh đã nêu rõ: có 3 yêu cầu quan trọng đối với một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, đó là: đạo đức nhà giáo; kiến thức chuyên môn; các kỹ năng sư phạm. Đây cũng là góp ý thiết thực để Khoa tiến hành chỉnh sửa nội dung, phương thức đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong Khoa đáp ứng được các yêu cầu đó.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai – chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy đã trao đổi kinh nghiệm sau hơn 30 năm giảng dạy và có nhiều gắn bó với môn GDCD. Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường phổ thông đều khẳng định, hiện nay vị thế môn Giáo dục công dân đã được nhà trường và xã hội coi trọng, sinh viên sư phạm ngành Giáo dục công dân khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, để có thể làm tốt công việc giảng dạy của mình, các em cần phải nỗ lực rèn luyện, học tập nhằm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ.
Các em cựu sinh viên trong Khoa sau khi ra trường, bằng những kiến thức và kĩ năng được đào tạo tại Khoa và Nhà trường đã thành công trên nhiều cương vị. Qua thực tế công tác, các em cũng bày tỏ mong muốn chương trình đào tạo của Khoa nên tăng thêm thời lượng thực hành và giảm bớt các nội dung lý thuyết còn mang nặng tính hàn lâm.
Buổi Tọa đàm đã diễn ra thành công nhờ sự trao đổi, góp ý từ phía các vị khách mời giúp cán bộ, giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị có thêm cơ sở thực tiễn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như cách thức đào tạo nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên sư phạm Giáo dục công dân đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của thời đại.
Một số hình ảnh trong buổi Tọa đàm:
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Loan phát biểu khai mạc
Thầy giáo Nguyễn Bá Khương - Hiệu trưởng THPT Hàm Long
Thầy giáo Phan Hồng Quân - Phó Hiệu trưởng trường THPT Xuân Hoà
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai phát biểu
Cô giáo Trần Thị Xuân Hà - Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân
Thầy giáo Nguyễn Quang Thuận - Giảng viên bộ môn phương pháp của Khoa GDCT
Cán bộ khoa Giáo dục Chính trị và Giáo viên các trường THPT chụp ảnh lưu niệm
Thầy giáo Nguyễn Bá Khương - Hiệu trưởng THPT Hàm Long
Thầy giáo Phan Hồng Quân - Phó Hiệu trưởng trường THPT Xuân Hoà
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai phát biểu
Cô giáo Trần Thị Xuân Hà - Giáo viên bộ môn Giáo dục công dân
Thầy giáo Nguyễn Quang Thuận - Giảng viên bộ môn phương pháp của Khoa GDCT
Cán bộ khoa Giáo dục Chính trị và Giáo viên các trường THPT chụp ảnh lưu niệm