29-09-2018
Vào chiều ngày 23/9/2018 tại trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Tọa đàm “Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực” giữa giảng viên Khoa Lịch sử và giáo viên môn Lịch sử Cụm trường THPT Mê Linh – Sóc Sơn.
Tại buổi Tọa đàm, báo cáo viên ThS Ninh Thị Hạnh – Bộ môn Phương pháp dạy học đã giới thiệu về quan niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử; hướng dẫn các GV sử dụng một số phần mềm hữu ích có thể ứng dụng để thiết kế bài giảng, xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực người học như Google form, Kahoot, Canva, Padlet…bằng các ví dụ cụ thể, sinh động.
Trên tinh thần trao đổi chuyên môn nghiêm túc và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cởi mở, các thầy cô giáo không chỉ được bày tỏ những băn khoăn trăn trở đối với việc dạy sử và học sử hiện nay, mà còn nảy ra những ý tưởng sử dụng học liệu điện tử để bài học được mới mẻ, sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, buổi tọa đàm là cơ hội để giảng viên trong Khoa được hiểu rõ hơn phần nào thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường THPT, từ đó không ngừng đổi mới, sáng tạo trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, góp phần hướng tới mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Quả thực, đổi mới trong toàn ngành giáo dục là cả một quá trình còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, mỗi giáo viên Lịch sử với vai trò và trách nhiệm của mình cần phải thay đổi tư duy, hành động từ việc nhỏ nhất đó là đem lại sự hứng thú, tinh thần ham học hỏi và truyền lửa đam mê đến các thế hệ học trò qua từng bài học Lịch sử.
Một số hình ảnh trong buổi Tọa đàm:
Tại buổi Tọa đàm, báo cáo viên ThS Ninh Thị Hạnh – Bộ môn Phương pháp dạy học đã giới thiệu về quan niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử; hướng dẫn các GV sử dụng một số phần mềm hữu ích có thể ứng dụng để thiết kế bài giảng, xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực người học như Google form, Kahoot, Canva, Padlet…bằng các ví dụ cụ thể, sinh động.
Trên tinh thần trao đổi chuyên môn nghiêm túc và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cởi mở, các thầy cô giáo không chỉ được bày tỏ những băn khoăn trăn trở đối với việc dạy sử và học sử hiện nay, mà còn nảy ra những ý tưởng sử dụng học liệu điện tử để bài học được mới mẻ, sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, buổi tọa đàm là cơ hội để giảng viên trong Khoa được hiểu rõ hơn phần nào thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường THPT, từ đó không ngừng đổi mới, sáng tạo trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, góp phần hướng tới mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Quả thực, đổi mới trong toàn ngành giáo dục là cả một quá trình còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, mỗi giáo viên Lịch sử với vai trò và trách nhiệm của mình cần phải thay đổi tư duy, hành động từ việc nhỏ nhất đó là đem lại sự hứng thú, tinh thần ham học hỏi và truyền lửa đam mê đến các thế hệ học trò qua từng bài học Lịch sử.
Một số hình ảnh trong buổi Tọa đàm:
ThS Vũ Thìn – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc phát biểu
TS Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Lịch sử phát biểu
ThS Ninh Thị Hạnh báo cáo
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Chụp ảnh lưu niệm
Chu Ngọc Quỳnh – Bộ môn Phương pháp dạy học Lịch sử