Hội thảo khoa học của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh trường ĐHSP Hà Nội 2 thành công tốt đẹp

“Hội thảo Nâng cao chất lượng hoạt động dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh đã thành công tốt đẹp về cả nội dung, chất lượng báo cáo và thảo luận”. Đó là đánh giá của Đại tá, Tiến sĩ Phan Xuân Dũng - Phó Giám đốc trung tâm trong phần tổng kết hội thảo khoa học, diễn ra vào ngày 30 tháng 3 năm 2018 tại Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Các báo cáo tại hội thảo lần này có nội dung phong phú, đa dạng, xoay quanh những vấn đề cốt lõi của hoạt động dạy học ngành GDQP&AN cho sinh viên đã và đang diễn ra tại trung tâm hiện nay. Đó là: Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên của tác giả Đại tá, TS. Phan Xuân Dũng - Phó Giám đốc trung tâm; Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động dạy học - yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng GDQP&AN của Đại tá Đào Văn Chung, Phó Giám đốc trung tâm; Bồi dưỡng kĩ năng tự học cho sinh viên ngành GDQP&AN của ThS. Đoàn Văn Sơn; Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học GDQP&AN của Trung tá Trần Đức Cường; Bồi dưỡng nội dung thực tập công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên ngành GDQP&AN của Thượng tá, ThSPhạm Văn Dư; Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học GDQP&AN của Đại tá, ThS. Nguyễn Văn Phong; Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDQP&AN của Trung tá Trần Anh ThịnhThực hiện đồng bộ các giải pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Thượng tá Trịnh Khắc Tỉnh; Chia sẻ một số kinh nghiệm thiết kế giáo án điện tử của Thượng tá Lê Xuân Luyện; Thông qua hoạt động thực tiễn trong học tập, rèn luyện để nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên của ThS. Nguyễn Thế Hùng.

Tại hội thảo, các báo cáo viên và đại biểu đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, giáo dục trong đào tạo giáo viên ngành GDQP&AN tại Trung tâm. Nhiều giảng viên đã báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian qua, công tác đào tạo giáo viên GDQP&AN ở trung tâm đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu, đã đào tạo được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu, thực tiễn đặt ra. Qua điều tra thực trạng cho thấy, trình độ và năng lực của đại đa số giảng viên của trung tâm là cập chuẩn. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận giảng viên còn phải bồi dưỡng thêm về năng lực sư phạm. Vẫn còn một bộ phận nhỏ giảng viên thiếu sáng tạo trong dạy học; khả năng vận dụng tổng hợp các phương pháp dạy học chưa cao; năng lực hướng dẫn người học tự tìm tòi, khám phá tri thức còn hạn chế. Mặt khác khi học môn học GDQP&AN một số sinh viên có tư tưởng “xem nhẹ”, ngại vất vả. Kiến thức về lĩnh vực quân sự có chỗ chưa hấp dẫn, dễ nhàm chán. Một bộ phận sinh viên còn thiếu tự tin trong TTSP, kĩ năng giao tiếp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn yếu, đòi hỏi người thầy - người sĩ quan Quân đội phải luôn luôn tự học tập để nâng cao trình độ toàn diện cả về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên GDQP&AN là rất cao và có tính đặc thù. Bên cạnh kiến thức về chuyên ngành, kỹ năng sư phạm, người giảng viên GDQP&AN phải có bản lĩnh, tác phong của nhà giáo quân sự. Từ những vấn đề trên cho thấy, việc nâng cao NLSP cho đội ngũ giảng viên của Trung tâm GDQP&AN  là yêu cầu tất yếu, khách quan, là vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay.

Theo hướng tiếp cận Nghiên cứu năng lực sư phạm theo quan điểm cấu trúc năng lực và chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, các đại biểu đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể Trung tâm về bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật GDQP&AN; Tăng cường công tác bồi dưỡng, rèn luyện và chia sẻ kinh nghiệm về kĩ năng dạy học, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kĩ năng NCKH; Phát huy vai trò chủ thể trong quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao NLSP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Đổi mới công tác thực tập sư phạm cho sinh viên ngành GDQP&AN. Tăng cường công tác bảo đảm và tích cực xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.

Hội thảo đã đem lại khí thế và nhận thức mới về công tác bồi dưỡng NLSP ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Một số hình ảnh trong Hội thảo:

 

 
 
 
 
 
 
 

 

            Bài và ảnh của Phạm Phú Cam, Phòng CTCT-HSSV