Giới thiệu nguồn tài nguyên thông tin Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2

GIỚI THIỆU NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
 
Bạn đọc thân mến!
Nguồn tài nguyên thông tin (Information resources) đối với mỗi thư viện của trường đại học được coi là tiềm năng và phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, Thư viện xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy cô và bạn đọc nguồn học liệu vô cùng phong phú, đa dạng và hữu ích hiện nay do thư viện nhà trường lưu giữ và lưu thông phục vụ
  1. Nguồn tài liệu truyền thống: Được quản trị bằng phần mềm Libol.
Bạn đọc truy cập: http://192.168.0.1/libol/index.asp -> chọn Opac
Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn tài liệu truyền thống của Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 bao gồm 25.898 đầu ấn phẩm tương ứng với 95.010 bản.
Có 4 cơ sở dữ liệu thư mục:
          * Sách chuyên khảo: 13.790 đầu
          * Luận án, luận văn, KLTN: 9.764 đầu
          * Báo, tạp chí: 300 đầu  
          * Bài trích báo, tạp chí: 2043 biểu ghi
          Nội dung vốn tài liệu bao quát tất cả các chủ đề tương ứng với các chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học của nhà trường.
2. Nguồn tin điện tử: Được quản trị bằng mềm số TVSP2
2.1. Các bộ sưu tập số từ nguồn nội sinh
BỘ SƯU TẬP SỐ TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Bạn đọc truy cập: thuvien.hpu2.edu.vn:81 -> chọn Tài liệu trực tuyến
Từ đầu năm học 2012 - 2013, Thư viện tiến hành  xây dựng bộ sưu tập tài liệu nội sinh với hơn 10.400 đầu mục. Các tài liệu được đưa vào bộ sưu tập bao gồm:
* Luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp
* Giáo trình, bài giảng do cán bộ, giảng viên trong trường biên soạn;
* Các báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được bảo vệ trong và ngoài Trường.
* Sách số
* Tài liệu tham khảo
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
Bộ sưu tập này được xây dựng từ tháng 6/2015, bao gồm toàn bộ các số của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ số 1 (2007) đến số mới nhất là số 41 (2016).
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 bao gồm các công trình nghiên cứu mới, tổng quan hoặc chuyên sâu, có giá trị khoa học và thực tiễn, thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn,… của cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài trường. Bài được nhận đăng là những bài chưa được công bố trên bất kỳ một tạp chí nào khác.
2.2. Cơ sở dữ liệu trực tuyến nước ngoài
Bạn đọc truy cập: thuvien.hpu2.edu.vn:81 -> chọn giao diện hình ảnh của các bộ CSDL (Springer Link, MathSciNet, ProQuest..)
Springer Link
          Springer Link là cơ sở dữ liệu trực tuyến đa ngành của nhà xuất bản Springer; bao quát các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng, y học, tài chính, kinh doanh, luật học, và một số ngành khoa học xã hội khác. Hiện nay Springer Link lưu trữ hơn 11.000.000 tài liệu điện tử trong đó có hơn 6.000.000 các bài báo khoa học, gần 4.000.000 tài liệu là các chương của các sách chuyên khảo, cùng với một số dạng tài liệu tham khảo, tra cứu khác.
     * MathSciNet
Đây là CSDL tạp chí Toán học của Hội Toán học Hoa Kỳ, được xây dựng và phát triển từ năm 1940. Hiện nay CSDL này bao quát hơn 550 các tạp chí thuộc lĩnh vực toán học, với hơn 3 triệu đầu mục, 1,7 triệu đường link tới các bài báo gốc và cập nhật hơn 80.000 các bài tổng quan mỗi năm.
STD - Tài liệu KH&CN Việt Nam 
STD là CSDL toàn văn về tài liệu KH&CN Việt Nam, do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm 1987. Hiện tại, STD có gần 150.000 biểu ghi, trong đó 85.000 biểu ghi có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF. STD được cập nhật hàng tuần. Trung bình mỗi năm cập nhật mới trên 11.000 tài liệu.
KQNC - Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu
KQNC là CSDL thư mục lớn nhất Việt Nam vể các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. CSDL bao gồm hơn 11.000 mô tả thư mục và tóm tắt, được cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm.
Proquest Central
Proquest Central là bộ cơ sở dữ liệu lớn bao gồm 25 cơ sở dữ liệu đa ngành, xử lý trên 19.000 tạp chí, trong đó hơn 13.000 tạp chí toàn văn. Dữ liệu của Proquest Central bao quát trên 160 lĩnh vực chủ đề khác nhau. Ngoài ra, Proquest Central còn cung cấp toàn văn của 56.000 luận văn, cung cấp 43.000 hồ sơ doanh nghiệp, thu thập trên 1.000 tài liệu hội nghị và 1.300 tờ báo quốc tế.
* Credo Reference
Credo Reference là CSDL tra cứu, tham khảo trực tuyến đa ngành, đa lĩnh vực được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của nhiều nhà xuất bản khác nhau, với hàng trăm bộ bách khoa thư, từ điển, cẩm nang, sách tra cứu đa ngành và chuyên ngành, bao trùm tất cả các lĩnh vực khoa học. Cho phép truy cập tới hơn 500 bộ dữ liệu toàn văn từ hơn 80 nhà xuất bản uy tín trên thế giới, với tính chính xác và mức độ tin cậy cao. Bộ sưu tập Credo Reference cho phép tra cứu và sử dụng thông tin về trên 3 triệu đầu mục dữ liệu về các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau; 200.000 tệp âm thanh số hóa; 40.000 tranh ảnh nghệ thuật, khoa học, y học; và 90.000 tập bản đồ về các địa danh, đặc điểm địa lý trên toàn thế giới.
2.3. Nguồn tin điện tử truy cập mở trên mạng Internet
          * DOAJ - Directory of Open Access Journals
DOAJ - Danh mục các tạp chí khoa học truy nhập mở, được thành lập dưới sự bảo trợ của trường Đại học LUND (Thuỵ Điển), Thư viện Quốc gia Thuỵ Điển và INASP (Mạng lưới quốc tế cho phép tìm kiếm các xuất bản phẩm khoa học).
Là một dịch vụ truy nhập miễn phí bao gồm các tạp chí chuyên ngành, các bài báo được trích ra từ các tạp chí, bao quát tất cả các chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, bằng nhiều ngôn ngữ. Hiện nay DOAJ lưu trữ hơn 4000 loại tạp chí chuyên ngành, trong đó có 1424 tạp chí cho phép nghiên cứu ở mức độ bài báo toàn văn, với 267098 bài.
          * DOAB - The Directory of Open Access Books
          DOAB – Danh mục sách truy cập mở, là một dịch vụ của Tổ chức OAPEN, đặt trụ sở tại Thư viện Quốc gia Hà Lan, thành phố LaHay. Nguồn thông tin của DOAB bao gồm 3588 sách chuyên khảo, được cung cấp từ 128 nhà xuất bản danh tiếng trên Thế giới.
          * Highwire Press (HWP)
          Là một bộ phận của Thư viện Đại học Stanford, xây dựng ấn bản trực tuyến các bài tạp chí khoa học và các nội dung học thuật khác nhau. HWP lưu trữ nguồn toàn văn các bài trích tạp chí khoa học lớn nhất thế giới với 1,896,318 bài báo khoa học truy nhập miễn phí trong tổng số 5,667,311 bài báo toàn văn được cung cấp bởi hơn 140 nhà xuất bản và 1185 tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới.
          HWP bao quát các chủ đề thuộc tất cả các ngành khoa học thuộc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chủ yếu là các tài liệu khoa học công nghệ (toán học, vật lý, hoá học, y học,...).
          * PLOS (Public Library of Science)
PLOS một thư viện khoa học công cộng, một tổ chức phi lợi nhuận do một số các nhà khoa học, các nhà hoạt động trong lĩnh vực y học thành lập dưới sự hỗ trợ của các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín trên thế giới, nhằm tạo lập một thông tin công cộng về lĩnh vực y dược học. Nguồn tư liệu của PLOS bao gồm các tạp chí khoa học bao quát các chủ đề cơ bản thuộc lĩnh vực sinh học và y học.
* Research4life
Research4life là tên chung cho 04 CSDL trực tuyến, cung cấp quyền truy cập trực tuyến miền phí hoặc giá rẻ cho các nước đang phát triển với nguồn tài liệu học thuật. Nguồn tài liệu trong Research4life thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Các CSDL trực tuyến của Research4life bao gồm: AGORA, HINARI, OARE, ARDI.
+ AGORA là chương trình được sáng lập bởi FAO, nội dung của AGORA bao quát các lĩnh vực như: nông nghiệp, lương thực, khoa học môi trường và các khoa học xã hội liên quan. Nguồn tài liệu của AGORA bao gồm hơn 6100 tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới cùng với hơn 5800 sách điện tử.
+ HINARI là chương trình được sáng lập bởi WHO, HINARI bao quát các nội dung về sinh học và các tài liệu về y tế, sức khỏe. Bộ sưu tập này bao gồm 14000 tạp chí khoa học (với hơn 30 ngôn ngữ), hơn 46000 sách điện tử và hơn 100 nguồn tài liệu khác.
+ OARE được sáng lập bởi UNEP (Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc). OARE bao quát các tài liệu liên quan đến lĩnh vực khoa học môi trường. Nguồn tài liệu được cung cấp bao gồm 5710 tạp chí khoa học và 1119 sách điện tử.
+ ARDI là chương trình được phát triển dựa trên sự hợp tác của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) cùng với các đối tác trong lĩnh vực xuất bản với mục đích cung cấp các thông tin khoa học và cộng nghệ cho các nước đang phát triển. ARDI bao quát đa lĩnh vực. Hiện đang có 17 nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới cung cấp nguồn tài liệu cho ARDI với hơn 20000 tạp chí khoa học, sách điện tử và các tài liệu tham khảo khác. Việt Nam thuộc một trong những nước được cấp quyền truy cập miễn phí tới các bộ CSDL của research4life.
 
THƯ VIỆN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU VÀ MƯỢN SÁCH LIÊN THƯ VIỆN
 
         Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn thông tin KHCN phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trong toàn trường. Bên cạnh các hoạt động phục vụ thường xuyên, liên tục tại Thư viện; từ ngày 01/03/2017, Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2 chính thức triển khai Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu và mượn sách liên thư viện (gọi tắt là DỊCH VỤ LIÊN THƯ VIỆN).
Dịch vụ Liên thư viện là một dịch vụ thông tin- thư viện hiện đại, khắc phục các hạn chế về không gian, thời gian và kỹ năng tìm kiếm thông tin/ tài liệu của các nhà nghiên cứu. Kết quả của dịch vụ là các sản phẩm thông tin - tư liệu trên cơ sở tìm kiếm, khai thác từ nguồn tài nguyên thông tin nội bộ và nguồn tài nguyên thông tin của các đơn vị liên kết khác (bao gồm các thư viện và các cơ quan thông tin trong nước).
Nguồn tài nguyên thông tin được khai thác để cung cấp cho bạn đọc bao gồm: Các bộ sưu tập tài liệu in ấn thông thường (sách, báo, tạp chí), các bộ sưu tập tài liệu xám (luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học). Các cơ sở dữ liệu trực tuyến; đặc biệt, thông qua dịch vụ liện thư viện, người dùng tin có thể khai thác các bộ cơ sở dữ liệu trực tuyến có giá trị của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các bộ cơ sở dữ liệu này bao quát đầy đủ các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng với các bộ cơ sở dữ liệu lớn như: Science Direct, Springer Link, Proquest Central (đa ngành); các bộ cơ sở dữ liệu chuyên ngành như IOP, APS (vật lý), ACS (hóa học), MathSciNet (toán học),…
Quy trình như sau:
Tiếp nhận yêu cầu thông tin từ người dùng tin -> Phân tích và xử lý yêu cầu -> Lập Danh mục -> Xác định mảng tìm kiếm và các công cụ tìm kiếm phù hợp -> Tích hợp kết quả tìm kiếm -> Chọn lọc kết quả tìm kiếm -> Liên hệ để thông báo kết quả tìm kiếm -> Cung cấp sản phẩm cho người dùng tin
HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN:
1. Đáp ứng trực tiếp tại Thư viện
2. Chuyển tận nhà
3. Qua Email (đối với bản điện tử)
4. Trả lời online qua Website thư viện: thuvien.hpu2.edu.vn:81
SẢN PHẨM DỊCH VỤ THÔNG TIN:
* Về loại hình tài liệu:
- Bản giấy (sách xuất bản; tài liệu photo, đánh máy, in ấn)
- Bản điện tử: sách, giáo trình bài giảng, bài báo, luận án luận văn...
* Về nội dung tài liệu (hàm lượng khoa học):
- Danh mục tài liệu liên quan đến đề tài
- Tổng luận khoa học
- Tài liệu toàn văn
- Tài liệu dịch Anh văn, dịch Trung văn
* Các sản phẩm và dịch vụ khác:
- Đào tạo kỹ năng tìm kiếm thông tin
- Tổ chức và tạo lập các thư viện trường học
- Đánh máy văn bản, đóng bìa luận án
- Cung cấp thẻ đọc của các thư viện liên kết
THỜI GIAN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU:
- Trong vòng 48h đối với nguồn tin nội bộ
- Trong vòng 1 tuần đối với nguồn tin liên kết ngoài trường
Để có nguồn thông tin đa dạng và phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực nghiên cứu, hiện nay Thư viện đã ký kết, trao đổi hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin với các cơ quan thông tin - thư viện lớn trong nước, như: Thư viện quốc Quốc gia Việt Nam, Trung tâm thông tin Tư liệu- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Học liệu Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh…
Quý Thầy, cô và bạn đọc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Liên thư viện, xin liên hệ: BỘ PHẬN DỊCH VỤ - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2;
Địa điểm: Phòng 1.5 Nhà 8 tầng; Điện thoại: 02113 863 195; E-mail: thuvien.sp2@hpu2.edu.vn
*Mr. Trần Xuân Bản – ĐT. 0984487942 – E-mail: egenda261182@gmail.com
* Ms. Ngô Thị Linh – ĐT. 0983730284 – E-mail: ngothilinh@hpu2.edu.vn
Xin trân trọng thông báo !
 
Phó Chủ nhiệm Thư viện
Nguyễn Thị Ngà