Công nghệ sinh học

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1. Trưởng bộ môn
GVC. Phan Thị Thu Hiền
Email: phanthithuhien@hpu2.edu.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Bộ môn Công nghệ sinh học, khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, luôn là bộ môn đạt kết quả cao trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Năm 2006, tổ Di truyền được tách ra từ tổ Di truyền - Phương pháp giảng dạy. Năm 2020, tổ Di truyền đổi tên thành bộ môn Di truyền - Công nghệ sinh học. Năm 2024, bộ môn Di truyền - Công nghệ sinh học được đổi tên thành bộ môn Công nghệ sinh học (theo quyết định số 1866/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 17 tháng 9 năm 2024). Với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ các giảng viên, người lao động, bộ môn đã và đang có những đóng góp tích cực vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Bộ môn hiện có 05 giảng viên và 01 kỹ thuật viên, trong đó có 05 tiến sĩ, 01 thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của bộ môn không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn rất nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Hiện nay, các giảng viên trong bộ môn đã và đang chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia, cấp Bộ, đề tài Nafosted, đề tài KHCN ưu tiên thực hiện cấp Cơ sở. Các đề tài được thực hiện đã góp phần hỗ trợ nhiều học viên cao học, sinh viên thực hiện luận văn, khóa luận tốt nghiệp thuận lợi.
3. Tổ trưởng và trưởng bộ môn qua các thời kỳ
GVC. Đào Xuân Tân, Tổ trưởng thời kỳ 2000 – 2005.
GVC. Nguyễn Như Toản, Tổ trưởng thời kỳ 2006 – 2016.
GVC. Trần Thị Phương Liên, Trưởng bộ môn thời kỳ 2018 – 2022.
GVC. Phan Thị Thu Hiền, Trưởng bộ môn từ 2022 đến nay.
4. Các thành viên của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác
GVC. Đào Xuân Tân: đã nghỉ hưu
GVC. Nguyễn Như Toản: chuyển công tác đến Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
ThS. GVC. Nguyễn Văn Lại: đã nghỉ hưu
ThS. GVC. Nguyễn Thị Minh Tâm: đã nghỉ hưu
Cô Nguyễn Thị Phi Nga: đã nghỉ hưu
5. Các viên chức và người lao động đương nhiệm của bộ môn
GVC. Phan Thị Thu Hiền
GVC. Lê Chí Toàn
GVC. Phạm Phương Thu
GV. Khuất Văn Quyết
GV. Phan Thị Hiền
ThS. KTV. Phạm Thị Thi
6. Các hướng nghiên cứu khoa học
Các hướng nghiên cứu chính của giảng viên trong bộ môn:
- Nghiên cứu hệ thống, tiến hóa và đặc điểm di truyền của thực vật;
- Nghiên cứu đa dạng và tài nguyên thực vật;
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô vào nhân nhanh giống cây trồng, lưu giữ nguồn gen;
- Xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của các chiết xuất thực vật;
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật.
7. Chức năng nhiệm vụ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Với đội ngũ hiện có, bộ môn đã và đang tham gia tích cực vào tất cả các chương trình đào tạo của khoa Sinh học, gồm: chương trình Sư phạm Sinh học, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Công nghệ sinh học (trình độ Đại học); Sinh học thực nghiệm (trình độ Thạc sĩ); Sinh lý học thực vật (trình độ Tiến sĩ).
Trong thời gian tới, ngoài công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bộ môn được giao nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.
Bộ môn quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, góp phần xây dựng khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, ngày càng phát triển vững mạnh.
8. Các giải thưởng tập thể và cá nhân của bộ môn đã đạt được
    GVC. Lê Chí Toàn
- Nhận học bổng toàn phần của Viện Hàn lâm khoa học thế giới cho chương trình đào tạo Tiến sĩ.
- Nhận Giải thưởng Khoa học và Công nghệ năm 2021 dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Bằng khen của BCH TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2021.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2022.
- Chiến sĩ thi đua cấp bộ năm 2023.
9. Một số hình ảnh tiêu biểu của bộ môn
Hình 1. Viên chức và người lao động của bộ môn Công nghệ sinh học

Hình 2. TS. Lê Chí Toàn tham dự Hội nghị Thực vật thế giới năm 2017

Hình 3. TS. Lê Chí Toàn cùng sinh viên tham dự Hội nghị Khoa học quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam lần thứ 6 tại Trường ĐHSP, Đại học Huế 2024

Hình 4. TS. Phạm Phương Thu bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Hình 5. TS. Khuất Văn Quyết bảo vệ luận án tiến sĩ tại Liên bang Nga